Học cách trồng tỏi siêu thông minh, cả cuộc đời này bạn sẽ không tốn một đồng nào để mua tỏi, tiết kiệm được rất nhiều tiền!

Hãy học cách trồng tỏi dưới đây, chỉ một khoảng thời gian ngắn thôi là bạn sẽ có ngay rất nhiều tỏi để ăn rồi đó!

Trồng trong nước: Chúng ta phân chia thời vụ như sau, từ tháng 9 đến cuối tháng 10 là vụ thu, từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 1 năm sau là vụ đông, từ tháng 2 năm sau trở đi là vụ xuân. Trong các thời vụ thì vụ thu cho kết quả tốt nhất, còn vụ xuân là vụ kém nhất

Những điều cần chú ý khi trồng tỏi trong nước:

1. Khi tách cách tép tỏi ra để tiến hành trồng, nhất định phải giữ lại phần cuống tròn bên dưới của tỏi, nếu bỏ phần này đi thì việc trồng trong nước này sẽ trở nên vô nghĩa.

Bởi vì, phần chùm hình tròn bên dưới này chính là bộ phận quan trọng để tỏi mọc rễ, mọc lá. Không có chúng thì những tép tỏi sẽ không thể sinh trưởng được!

2. Loại đồ dùng để đựng và trồng tỏi sẽ không bị giới hạn về kích cỡ, hình dáng hay độ nông sâu. Nhỏ thì lấy đáy của các chai lọ đựng nước giải khát, lớn hơn nữa thì bạn có thể dùng chậu inox, chậu rửa mặt,… Tất cả các loại này đều có thể sử dụng được.

Thông thường thì toàn bộ quá trình trồng tỏi trong nước vào vụ thu kéo dài hơn 60 ngày, còn vụ xuân thì chỉ mất khoảng hơn 40 ngày.

Nếu như ta đợi tỏi sinh trưởng hết khả năng rồi mới thu hoạch (mỗi gốc mọc hơn 5 lá), thường thì sẽ thu được hai lứa. Còn nếu khi cây tỏi mọc được khoảng 2-3 lá là bạn đã thu hoạch thì trong cả quá trình trồng, có khả năng bạn sẽ được thu hoạch khoảng 6-7 lứa.

Ngoài vụ cuối cùng bắt buộc phải thu hoạch cả củ ra (Lúc này các chất dinh dưỡng trong tép tỏi đã bị hao đi nhiều, nếu tiếp tục nuôi trồng trong nước cũng không thu được kết quả cao), còn lại các vụ khác, bạn hãy làm như cắt lá hẹ, chỉ để lại 2-3 cm lá trên cây. Sau đó chúng sẽ tiếp tục sinh trưởng lần nữa.

Qúa trình chăm sóc và nuôi dưỡng tỏi nên duy trì nhiệt độ thích hợp là trong khoảng giữa 10-25 độ, có đầy đủ ánh sáng

Công việc chính trong khoảng thời gian này là kích thích tỏi mọc rễ, thời kì này bạn chỉ nên thêm nước chứ không thay nước để tránh bị lộn xộn.

Trong điều kiện bình thương thì trong khoảng 5 ngày trồng trong nước là rễ tỏi sẽ mọc ra.

Thời kì giữa (5-45 ngày):

Trong khoảng thời gian này rễ tỏi đã mọc cố định, việc chăm sóc cũng trở nên dễ dàng hơn, bạn chỉ cần thay nước định kì là được, với kinh nghiệm của mình tôi khuyên bạn từ 5-7 ngày nên thay nước một lần. Thông thường, sau khi trồng vào trong nước khoảng 2 tuần thì bạn sẽ thấy cây mọc lên rất đẹp (cả một rừng mầm tỏi đang dần được hình thành).

Nếu như để cho chúng được phát triển tối đa nhất thì sau khi trồng khoảng 25-35 ngày là thời gian thu hoạch thích hợp nhất. Trong vụ thu hoạch đầu tiên, bạn hãy để lại tép và rễ tỏi bởi vì sau này chúng vẫn sẽ nảy mầm mới lên.

Thời kì cuối (45 ngày sau):

Khoảng thời gian này, thường là thời gian sinh trưởng của mầm tỏi ở lứa thứ hai (trước đó là ta để tỏi phát triển một cách tối đa nhất rồi mới thu hoạch). Lúc này rễ tỏi thường xuất hiện các rong rêu màu xanh, báo hiệu thời gian thay nước của cây. Bạn hãy làm một công đoạn đó là rửa sạch rễ của tỏi từ 1-2 lần, trong quá trình rửa nếu phát hiện tép tỏi nào có hiện tượng bị thối ủng hoặc là khô héo thì lập tức bỏ chúng ngay!

Còn một điều quan trọng nữa, đây là khoảng thời gian các tép tỏi trong nước tiết ra mùi rất nồng, biện pháp tốt nhất để xử lí việc này đó là thay đổi chu kì thay nước (trước đó 5-7 ngày thay một lần, lúc này sẽ đổi thành 2-3 ngày thay một lần). Khi thay nước, bạn hãy loại bỏ các tép thỏi bị thối rữa và khô héo.

Thông thường, đợi đến khi mầm tỏi của lứa cuối cùng hoàn toàn phát triển, bạn chỉ cần thu hoạch chúng cùng với rễ là được. Sau khi thu hoạch xong thì đợt nuôi trồng này cũng kết thúc.

Khi trồng tỏi trong nước, bạn có thể trồng thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng một thời gian ngắn. Bởi một khi việc trồng tỏi này được ổn định thì bất kể lúc nào bạn cũng có lá tươi để ăn, đồng thời còn có cơ hội chứng kiến quá trình sinh trưởng và phát triển của tỏi.

Theo phunugiadinh

Tags:
Học cách ăn mì của người Nhật

Học cách ăn mì của người Nhật

Cách ăn mì của người Nhật Để thưởng thức mì ramen, phải thích cái không khí và sự chung đụng của các quán nhỏ; phải thích tiếng húp, nuốt ồn ào của các người ăn. Đối với đa số người Nhật, ăn mì như thế thì mới ngon.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất