Hết thầy giáo hỏi “chuyện ấy” của nữ sinh trên mạng đến thầy giáo bán quần lót – điều gì đang xảy ra với ngành giáo dục Nhật?

Nhật Bản là quốc gia xem trọng việc giáo dục.

Ngay từ thời tiểu học, học sinh đã được chú trọng về nhân cách. Lên cấp 2 cho đến hết cấp 3, mặc dù kiến thức phổ thông là điều cần thiết để mỗi đứa trẻ có thể góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nhưng nhà trường tuyệt nhiên không hề bỏ qua công tác giáo dục đạo đức cho các em.

Tuy nhiên, ngành giáo dục Nhật đôi khi cũng chứa đựng những “con sâu mọt”, trong đó có một bộ phận nhà giáo thiếu đạo đức. Hẳn các bạn còn nhớ vụ việc một thầy giáo ở Osaka gửi Mail khảo sát về “chuyện ấy” của nữ sinh, thì trường hợp dưới đây cũng “biến thái” tương tự . Nhưng đây chỉ là một vài trường hợp đáng xấu hổ của ngành, không phải là “ai ai cũng như vậy”.

Trường trung học Kurume Commercial cũng như những trường khác, đây là một trường công lập ở tỉnh Fukuoka, xem việc giáo dục kiến thức ứng dụng vào thực tiễn là cốt lõi cho sự phát triển của các thế hệ học sinh.

Chính vì thế, có rất nhiều giáo viên ở đây thường tự kinh doanh để lấy thêm kinh nghiệm truyền đạt cho các em. Nhưng bức xúc thay, có một giáo viên đã biến học sinh của mình thành khách hàng.

Đến nay đã gần 50 tuổi, thầy giáo A đã bị bắt vào tháng 7 năm ngoái, khi một giáo viên khác phát hiện ra 750 chiếc quần lót phụ nữ được lưu trữ trong 10 túi hàng bên trong tủ đựng đồ dùng của các câu lạc bộ tại trường. Ông ta thú nhận rằng kể từ khi trở thành cố vấn câu lạc bộ, bản thân bắt đầu nghĩ đến việc bán quần lót cho nữ sinh ở trường vào mùa hè năm 2016.

Ông ta khẳng định rằng, đã mua số lượng lớn quần lót từ một người bán chuyên dụng vào tháng 7 năm 2016 với tổng số tiền là 10.800 yên (~ 2,3 triệu đồng). Sau đó chuyển chúng đến trường với ý định bán lại trong lễ hội văn hóa vào tháng 10.

Số hàng hoá này được bán với giá thấp vì lý do “hàng đã qua sử dụng” hoặc một số cửa hàng thanh lý đột ngột. Như vậy, cả nam sinh và nữ sinh trong trường đều có thể là khách hàng tiềm năng của ông giáo bệnh hoạn này.

Tuy nhiên, đời không như mơ, kế hoạch của ông đã thất bại vì chưa bán được vào tháng 10 năm 2016 và chúng đã được lưu trữ để tiếp tục bán ở lễ hội của trường vào năm sau. Chưa kịp đưa đi tiêu thụ, hàng trăm chiếc quần này đã bị một giáo viên khác phát hiện vào tháng 7 năm 2017, chấm dứt kế hoạch điên rồ của vị giáo viên 50 tuổi.

Hội đồng giáo dục Kurume đã thông qua trong buổi kỷ luật, quyết định đình chỉ ông ta 3 tháng. Một số giáo viên khác cho rằng, hình phạt như thế vẫn chưa đủ vì đây không phải là lần đầu tiên, ông ta vi phạm.

Năm 2016, người ta phát hiện ra rằng ông đã phạm vào các quy định giáo dục khi gửi Email cho học sinh thông qua Email cá nhân. Thêm lần khác, một giáo viên chứng kiến ông tát học sinh vì mặc đồng phục sai quy định.

Một giáo viên mẫu mực sẽ không hành xử như thế và cũng sẽ không có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho sự biến thái của mình. Sau khi xem xét những ý kiến từ các giáo viên khác, ban giám đốc quyết định hình phạt cao nhất cho thầy giáo này là đuổi việc.

Có thể, bạn sẽ nghĩ rằng, ở Nhật cũng có những người như vậy sao? Tuy nhiên, bạn biết đấy, quốc gia hay môi trường làm việc nào cũng có người tốt, kẻ xấu. Căn bản, phải biết cái nào nên phát huy và điều gì phải triệt tiêu.

Sau cùng, không thể nhìn vào một cá nhân để đánh giá một tập thể được, quan trọng là cách bạn nhìn nhận, đừng “vơ đũa cả nắm” và “trông mặt mà bắt hình dong”. Có thể hành động của vị giáo viên trên khó chấp nhận, nhưng rõ ràng rất nhiều người đã đấu tranh để loại bỏ điều đó.

Chắc chắn, với một nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản, sẽ không có chỗ để dung nạp những cá nhân này.

Nguồn: Japo.vn

Tags:
9 bằng chứng cho thấy Nhật Bản sở hữu nền giáo dục tốt nhất thế giới

9 bằng chứng cho thấy Nhật Bản sở hữu nền giáo dục tốt nhất thế giới

Nhật Bản là quốc gia của sự chăm chỉ, cần cù, sáng tạo và khác biệt. Dường như trong tất cả các lĩnh vực, đất nước này đều phát triển theo một cách rất độc đáo, mới mẻ, không lặp lại những điều xưa cũ, không rập khuôn theo một mô hình có sẵn nào đó. Với những thành tựu và sự khác biệt trong văn hóa, xã hội, kinh tế, và đặc biệt là giáo dục, người Nhật đã và đang khiến cả thế giới ghen tị lẫn thán phục.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất