Hàng loạt công ty Nhật Bản thiếu hụt nhân lực, cơ hội cho nguồn lao động tay nghề thấp Việt Nam

Theo một nghiên cứu cho thấy, các công ty Nhật Bản đang thiếu hụt nhân viên buộc các công ty này chấp nhận những lao động nước ngoài có tay nghề thấp.

 

Hiện nay có đến 60% các công ty vừa và nhỏ ở Nhật thiếu hụt nhân lực, đã đến lúc các công ty này phải xem xét lại tình hình.

Vấn đề tìm kiếm việc làm ở Nhật có thể là một vấn đề khó khăn và sẽ khó khăn hơn đối với người nước ngoài vì rào cản ngôn ngữ và sự khác biệt văn hóa. Chưa kể đến những trở ngại trong việc tìm kiếm việc làm bừa bãi mà ngay cả người Nhật cũng gặp phải.

Cùng với lực lượng lao động đang ngày càng già đi nhanh chóng và không có nguồn lao động trẻ để thay thế, không có gì ngạc nhiên khi Nhật Bản sắp sửa đối mặt với cơn khủng hoảng về cơ sở hạ tầng.

Nguồn rocketnews24

Các công ty thiếu nhân lực đồng nghĩa với việc phải làm thêm giờ, công việc nhiều hơn, áp lực càng nặng nề. Nhiều trường hợp, một người phải làm việc nhiều gấp ba lần, thậm chí ngày nghỉ cũng phải làm thêm tại nhà để có thể theo kịp tiến độ.

Một nghiên cứu mới của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) đã tiết lộ rằng 60% các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải vấn đề thiếu nhân công trầm trọng. Akio Mimura – Chủ tịch JCCI, đã kêu gọi chính phủ Nhật nới lỏng các yêu cầu về việc làm, cấp thị thực cho lao động nước ngoài như một phương tiện để xoa dịu cuộc khủng hoảng.

Trong nỗ lực tuyển dụng những chuyên gia nước ngoài có trình độ cao, chính phủ Nhật Bản hiện đang có một hệ thống kiểm soát, đánh giá dân nhập cư dựa trên các thang điểm.

Nguồn glodeco

Một phương tiện cơ bản để loại trừ phần lớn người lao động do các yêu cầu nghiêm nghặt, chỉ phần nhỏ người lao động thực sự có tay nghề mới thỏa mãn yêu cầu của họ.

Những công ty Nhật Bản yêu cầu rất cao về nguồn lao động từ bên ngoài. Họ muốn có nhiều chuyên gia lành nghề với nhiều năm kinh nghiệp và khả năng nói tiếng Nhật trôi chảy.

Đây chính là yêu cầu mà lao động nước ngoài phải đáp ứng để có thể bám trụ lâu dài với các công ty.

Tuy nhiên, đòi hỏi của các công ty quá cao so với tình trạng lao động ở các nước đang phát triển khiến cho tình hình “dậm chân tại chỗ”. Vì thế ông Akio Mamura đề nghị chính phủ chấp nhận và lồng ghép những người nước ngoài có trình độ thấp và không có kỹ năng vào ngành công nghiệp xây dựng và vận tải.

Đây được cho là một động thái tích cực có thể giải quyết vấn đề thiếu nhân lực mà nhiều công ty đang phải đối mặt.

Nguồn hocvalam

Tuy nhiên, trong quá khứ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là người đã phản đối việc nới lỏng các yêu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài. Ông tin rằng sự thay đổi như vậy có thể gây ra những hệ quả sâu rộng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương và toàn bộ đất nước.

Cư dân mạng cho rằng mức lương thấp chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu nhân công:

” Họ sẽ có kết quả tốt hơn nếu như họ tăng lương.”

“Điều đó giống như ám chỉ rằng, chúng ta sẽ ‘nhập khẩu’ nô lệ nước ngoài vào đất nước với tiền công rẻ mạt.”

“Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trả rất ít, và đó là lý do tại sao họ không tìm được người làm công việc của mình.”

“Thiếu nhân sự! Họ chỉ muốn nô lệ thì có!”

Lương thấp, dân số già là nguyên nhân chủ yếu làm thiếu hụt nhân lực tại các công ty Nhật Bản. Vì vậy các công ty cần phải có những quy định hợp lý, thiết thực, nới lỏng các yêu cầu tuyển dụng khắc khe là điều cần thiết để cải thiện tình hình.

Đây cũng chính là điều kiện tốt để người lao động tay nghề thấp cố gắng hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn để có một công việc tốt. Môi trường càng đòi hỏi, càng phàn nàn, chúng ta càng dễ phát triển.

Theo: rocketnews24.com

Tags:
Lương của lao động ở Nhật Bản 2018 tăng rất cao – Có đúng không

Lương của lao động ở Nhật Bản 2018 tăng rất cao – Có đúng không

Gần đây có nhiều báo đài, nhiều công ty và môi giới XKLĐ Nhật Bản luôn nói năm 2018 đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có lương cao do được tăng lương cao. Điều này có đúng không, tăng cao là bao nhiêu. Xin thưa với bạn là chỉ đúng theo nghĩa “bóng”. Còn […]

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất