Góc người Nghệ xa xứ: Thanh niên 9x mở nhiều tiệm Nail ở Anh
Anh Văn Sỹ Hoàng (Quê Yên Thành, Nghệ An) là một chàng trai 9x đã có 7 năm lập nghiệp trong ngành Nail và đang có nhiều tiệm, trung tâm đào tạo nghề Nail tại Anh cho biết, hầu hết những bậc thầy về Nail ở châu Âu là người Nghệ An.
Anh Vănsỹhoàng Art chia sẻ: "Từ xa xưa, người dân xứ Nghệ đã phải vật lộn với thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Từ trong khắc khổ ấy họ phải cần cù lao động, nên ai gắn bó với nghề Nail cũng rất chịu khó, nhiều người thành đạt".
Được biết, năm 2016 anh Hoàng quyết định sang Anh học nghề. 2 năm sau, anh đã làm chủ tiệm Nail đầu tiên ở TP. Sheffield và thêm trung tâm dạy ở Birmingham, Manchester, London. Đến năm 2020, anh tiếp tục mở trung tâm đào tạo nghề lớn ở Thành phố Sheffield.
Anh Văn Sỹ Hoàng cũng là một thành viên trong Ban giám khảo Cuộc thi UK NEXT TOP NAILS 2022 được tổ chức hàng năm ở Anh Quốc. Cuộc thi là sự kiện lớn nhất của ngành Nails UK với trung bình 2.500 lượt khách đến từ mọi miền UK và Châu Âu, khoảng 50 nhà tài trợ, hàng chục hãng truyền thông báo chí và hàng trăm thí sinh đăng ký dự thi.
Anh Văn Sỹ Hoàng là một trong số những người Việt đạt được thành tựu ở Anh.
Các học viên tốt nghiệp lớp nail của anh Văn Sỹ Hoàng.
Bước sang năm 2023, anh Hoàng đang xây dựng thêm một shop Nail và trung tâm đào tạo nghề đạt tiêu chuẩn 5 sao, với diện tích 140m2 để làm nail và dạy nghề cho những người Việt xa xứ tại Anh.
Những bộ nail cầu kỳ của anh Văn Sỹ Hoàng.
Nghề nail và câu chuyện kết nối cộng đồng người Việt ở Anh
Hơn một thập kỷ không phải là một khoảng thời gian quá dài trong quá trình hình thành và phát triển của một cộng đồng, nhưng trong hơn 10 năm qua, cộng đồng người Việt ở Anh đã trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ và vươn lên khởi sắc với đóng góp không nhỏ từ sự du nhập của nghề nail vào Anh Quốc.
Dù muốn hay không chúng ta đều phải thừa nhận rằng, nghề nail đến với Anh Quốc là một giải pháp kinh tế phù hợp cho cuộc sống của một bộ phận đông đảo người Việt đã và đang sống tại đất nước này. Rào cản về khác biệt ngôn ngữ và văn hóa, những đòi hỏi khắt khe về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và những yếu tố khác tạo ra những khó khăn lớn cho phần đông người Việt ở nước ngoài nói chung và ở Anh Quốc nói riêng trong việc hòa nhập vào cuộc sống bản địa, và đặc biệt là tìm kiếm sinh kế để tồn tại và phát triển. Nghề nail đã đến góp phần giúp người Việt giải quyết được những khó khăn đó.
Đánh giá một cách khách quan nhất cho thấy rằng hiện nay cộng đồng người Việt đã và đang chiếm giữ thị phần lớn nhất trong ngành nail tại Anh Quốc, và sự hiện diện rộng khắp của các shop nail người Việt trên mọi vùng miền đã cho thấy một sự lớn mạnh không ngừng. Ngành nail cũng đứng đầu trong danh sách những nguồn việc làm lớn nhất (job-generating industry) cho cộng đồng. Và nhìn chung, sự hiện diện của những shop nail cũng đồng nghĩa với sự hiện diện cho một cuộc sống ngày càng sung túc và đầy đủ hơn cho người Việt, không những thế còn đóng góp cho sự phát triển của quê hương Việt Nam.
Tuy nhiên, khi một ngành nghề càng phát triển tốt thì đồng nghĩa là áp lực cạnh tranh ngày một lớn hơn. Và ngành nail của người Việt ở Anh cũng không là ngoại lệ. Đông đảo ý kiến của những người trong ngành cho rằng nghề nail của người Việt đang đi vào giai đoạn thoái trào.Tuy nhiên, cũng chưa ai cố công tìm hiểu nguyên nhân vì sao mà chỉ dừng lại ở một quan điểm chung “Ngày càng có nhiều shop mới mở ra, cạnh tranh dữ dội hơn.” Trong khuôn khổ bài này, người viết chỉ xin mạn phép thực hiện một phân tích sơ lược nhỏ để mọi người cùng thấy được hiện trạng cạnh tranh của ngành nail hiện nay dưới góc nhìn của khoa học quản lý và cùng suy ngẫm.
Theo mô hình đánh giá mức độ cạnh tranh ngành của GS Micheal.E.Porter (1979) Đại học Havard (Hoa Kỳ), sự cạnh tranh của hầu hết các ngành kinh tế đều được cấu thành bởi năm yếu tố tác động.
- Quyền mặc cả của nhà cung cấp (Bargaining Power of Suppliers): Hiện nay mạng lưới các nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị cho ngành nail ở Anh Quốc ngày càng phát triển hơn. Những loại nguyên liệu đầu vào hoàn toàn không khan hiếm và dễ tiếp cận với mức độ chênh lệch về giá là không quá lớn; do đó phạm vi lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu là rất rộng và có thể dễ dàng chuyển đổi mà không tổn thất. Một tác nhân khác là giới chủ cho thuê địa điểm (landlords) cũng ít gây ảnh hưởng đến hoạt động cạnh tranh bởi lẽ các hợp đồng cho thuê (lease) thường là dài hạn và tương đối ổn định. Nhìn chung, đây chưa phải là yếu tố tác động lớn đến ngành nail tại thời điểm hiện nay.
- Quyền mặc cả của khách hàng (Bargaining Power of Buyers): Đối tượng khách hàng chủ yếu của ngành nail là nữ giới với độ tuổi, nghề nghiệp, và mức thu nhập vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, phần đông khách hàng có xu hướng thường xuyên sử dụng dịch vụ tại một shop nhất định trong nhiều năm liền mà chúng ta vẫn thường quen gọi đây là lượng khách trung thành (loyal customers). Trong điều kiện chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng là tốt và nhất quán, lượng khách hàng này ít có sự biến động lớn mà còn đóng vai trò là kênh marketing hiệu quả nhất. Do đó, đây là yếu tố đáng kể tác động đến cạnh tranh giữa các shop.
- Nguy cơ từ đối thủ tiềm năng (Threats of New Entrants): Về bản chất, ngành nail là một ngành không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật cũng không yêu cầu quá cao, nhà cung cấp và nguồn nhân lực lại sẵn có và quan trọng nhất tỷ suất lợi nhuận và khả năng thu hồi vốn cao, tỷ lệ rủi ro thấp, do vậy, hiện tượng các shop nail mới ồ ạt xuất hiện là điều dễ hiểu, đồng nghĩa là áp lực cạnh tranh tăng lên cao. Khách hàng dễ dàng chuyển sang sử dụng dịch vụ tại các shop mới. Chính vì thế, những đối thủ cạnh tranh chưa xuất hiện cũng là mối lo ngại không hề nhỏ.
- Nguy cơ từ các nhóm sản phẩm/dịch vụ thay thế (Threats of Substitute Products/Services): Ngành nail là một bộ phận nhỏ trong nhóm ngành thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sắc đẹp của khách hàng, cùng nhóm này, còn có thể kể ra: ngành chăm sóc tóc, sunbathing, xăm hình (tattoo), spa – massage,………Do đó, ngân sách chi dùng của một nữ khách hàng dành cho việc chăm sóc sắc đẹp sẽ được cân nhắc và phân chia cho những mục đích khác nhau như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, chăm sóc nail khẳng định được lợi thế của mình trong ngân sách chăm sóc sắc đẹp của khách hàng nữ giới Anh Quốc, khi mà chi phí để chăm sóc nail là đáng kể vì yếu tố thường xuyên, lặp đi lặp lại nhưng phần đông khách hàng vẫn theo đuổi. Vì vậy, không cần quá lo khi thấy một vị khách quen đi vào shop làm tóc bên cạnh hoặc đi sunbath, rất có thể ngay sau đó hoặc ngày hôm sau, họ sẽ vẫn đến shop của bạn.
- Mức độ Cạnh tranh nội bộ ngành (Competitive Rivalry within an industry): Đây là yếu tố nhức nhối và nóng bỏng nhất trong bức tranh toàn cảnh về mức độ cạnh tranh nghề nail Việt ở Anh Quốc hiện nay. Giữa các shop nail của người Việt làm chủ trên cùng một địa bàn, một khu vực đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ bất kể dưới hình thức lành mạnh hay không lành mạnh. Thực tế đó, tất cả chúng ta đều thấy rõ qua sự sụt giảm đáng kể về giá thành dịch vụ nail, dẫn đến sự sụt giảm về doanh thu của của các shop hiện nay so với những năm trước. Một số anh/chị chọn giải pháp từ bỏ các đô thị lớn để về các vùng ven, tỉnh nhỏ để mở shop mới để tận dụng lợi thế cạnh tranh của người đến trước (first-mover advantage); tuy nhiên lợi thế ấy sẽ nhanh chóng mất đi khi có những người đến sau mở shop trên cùng địa phương đó. Nạn dịch mang tên Phá Giá đang lan rộng từ thành thị tới các thị trấn, và thực tế đang tạo ra sự ảm đạm và tâm lý lo lắng chung cho tất cả những ai đang gửi nồi cơm, tấm áo của bản thân và gia đình vào ngành nail.
Cạnh tranh là tất yếu trong thực tiễn kinh doanh của mọi ngành, nhưng có lẽ nào người Việt ở Anh đang đi nhầm đường trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh của toàn ngành nail. Nếu như hầu hết chiến lược kinh doanh đều tập trung ở ba nhóm giải pháp lớn nhằm: Cost-cutting (Cắt giảm chi phí), Diversification (Đa dạng hóa), và mức độ cao nhất là Differentation (Khác biệt hóa), thì phương cách cạnh tranh phổ biến mà đại đa số shop nail Việt ở Anh hiện nay áp dụng có vẻ như không thuộc bất kỳ nhóm nào trong ba nhóm chiến lược nêu trên.
Vì quyền lợi trước mắt để thu hút khách, tăng doanh thu, phần đông các chủ shop trên cùng một vùng, thậm chí trên cùng một con phố chọn cách truyền thống nhất: Phá giá, và có vẻ như họ cũng ít có sự lựa chọn nào khác để tồn tại. Với giả thiết rằng khi các shop có chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng như nhau, giá nguyên vật liệu và nhân công ít biến động thì chính sách phá giá là một hình thức cạnh tranh thiếu lành mạnh, một bước lùi sai lầm trong kinh doanh, và ảnh hưởng tiêu cực đến toàn ngành. Một thực tế phải thừa nhận rằng có lẽ không một ai mong muốn làm điều đó, bởi lẽ chúng ta đều hiểu rằng cách làm đó không những là tự thu hẹp doanh thu hiện tại mà xa hơn còn tổn hại đến tương lai chung của cả cộng đồng nói chung.
Hơn ai hết, tự thân những người Việt đầu tư vào ngành nail, nhóm lợi ích cốt lõi của ngành là những người muốn chấm dứt điệp khúc phá giá nhất, mọi người đều muốn thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đó, nhưng có lẽ thiếu một điều kiện đủ sẽ được bàn tới trong phần sau của bài viết này. Nói một cách hình ảnh và gần gũi hơn, cách người Việt đang kinh doanh ngành nail ở Anh đang áp dụng cũng tương tự như tập quán canh tác phá rừng làm rẫy mà dân tộc thiểu số một số nơi ở Việt Nam vẫn đang làm, phá rừng trồng cấy vài vụ, đất đai hết màu mỡ rồi lại đi phá những cánh rừng khác, và cứ như thế đi mãi, đi mãi…..cho đến khi hết rừng và người thì cũng hết thóc.
Có lẽ nào ngành nail Việt không còn con đường nào khác ngoài việc đua nhau giảm giá mãi cho tới khi không còn giảm được nữa? Chưa thể tính toán chính xác được ngày đó là khi nào, nhưng chắc chẳng ai muốn nghĩ đến những điều gì sẽ xảy ra nếu đó là sự thật. Tất nhiên khách hàng hưởng lợi, chủ và người làm công cùng nhau đến bờ vực phá sản khi tỷ suất lợi nhuận/chi phí đi đến tới hạn. Người Việt khi ấy mất nghề, không thạo ngoại ngữ, không chuyên môn và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, cuộc sống sẽ đi về đâu?
Ước mơ có thực sự xa…………?
Điều đáng tiếc nhất là chúng ta dự báo được xu hướng tiêu cực của ngành nail trong khi hiện tại người Việt là cộng đồng dẫn đầu với thị phần chi phối và trình độ tay nghề cao hơn hẳn các nhóm cộng đồng khác cùng tham gia như người Iran, Trung Quốc và các nước khác; cũng giống như tình cảnh của một đại gia giàu có biết trước sự sa sút trong tương lai mà bất lực không xoay chuyển được. Tuy nhiên, bài học kinh nghiệm thực tiễn trong các bối cảnh tương tự đã chứng minh rằng có một giải pháp có thể đưa ngành nail Việt ở Anh duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại mà thoát được lối mòn phá giá.
Ít nhất sẽ có ai đó trong số các anh/chị đang đọc bài viết này đã từng thoáng nghĩ tới ý tưởng về sự ra đời của một tổ chức hội nghề chuyên nghiệp dành riêng nghề nail của người Việt tại Anh Quốc. Có thể và chỉ có thể bằng con đường đoàn kết lại với nhau, chia sẻ với nhau dưới một tổ chức làm việc hiệu quả, ngành nail Việt mới có thể tồn tại và đi lên. Người viết bài đã có dịp quan sát thực tế tính hiệu quả ý tưởng này từ một ví dụ nhỏ của Hội Chủ Cafe Internet ở một khu vực ven đô của thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Một vài năm trước, khi cơn lốc Internet và game online lan sâu vào từng ngõ phố khắp các vùng miền ở Việt Nam, các cửa hàng Internet mọc lên như nấm sau mưa. Các chủ shop Internet ở một quận ngoại thành của thành phố Hải Phòng cũng quyết đua nhau phá giá để thu hút đối tượng khách hàng chủ yếu là học sinh sinh viên, bất chấp các chi phí đầu vào như máy móc thiết bị, cước viễn thông, giá điện…đều tăng cao; việc kinh doanh đã lộ rõ sự lợi bất cập hại sau khi phá giá và buộc mọi người phải ngồi lại với nhau và hình thành nên một hội bán chính quy như đã nêu ở trên. Họ cùng bàn tính lại một phương cách kinh doanh đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong khu vực, đào tạo hỗ trợ nhau về kỹ thuật và công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, cảnh báo về những nguy cơ, thúc giục nhau đầu tư đổi mới, nâng cấp chất lượng dịch vụ, tạo tiếng nói chung để đàm phán với các nhà cung cấp……..Chính những giải pháp đó đã tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, ổn định để tất cả các thành viên tồn tại và phát triển cho và chỉ sau ba tháng, tình trạng hỗn loạn đã chấm dứt và mọi hoạt động kinh doanh Internet trong khu vực đó đã đi vào quỹ đạo tăng trưởng mới.
Thiết nghĩ, ý tưởng đó có thể được áp dụng trong bối cảnh ngành nail của người Việt ở Anh hiện nay. Với chính sách đoàn kết, hỗ trợ tốt cho nhau về thông tin và kỹ thuật, chuyên nghiệp hóa hoạt động đào tạo và cung ứng nhân lực đồng nhất, tạo tiếng nói chung đối với chính quyền nước sở tại, triển vọng về lợi thế cạnh tranh tuyệt đối và bền vững của cộng đồng nghề nail Việt hoàn toàn không xa xôi; người Việt hoàn toàn có thể tồn tại lâu dài và phát triển cùng với nghề nail ở Anh Quốc.
Lịch sử luôn minh chứng được chân lý rằng đoàn kết là sức mạnh to lớn nhất, và đối thoại bao giờ cũng ưu việt hơn đối đầu. Cha ông chúng ta đã làm rất tốt điều đó trong quá khứ. Hiện tại, chúng ta đều đang sinh sống, học tập và làm việc tại trái tim của Khối Thịnh Vượng Chung (Common Wealth), và chúng ta hoàn toàn có quyền mơ tới sự thịnh vượng chung của cộng đồng Việt Nam của mình.
Hoàng Huy - Một người Việt (đã từng) ở Anh
Những lời ngụy biện về Canada
Thôi vào chủ đề chính luôn chứ khỏi lòng vòng giới thiệu dông dài, tính mình hơi thẳng thật nên khi nghe mấy người này nói vớ vẩn thì mình muốn làm sáng tỏ như sau :