Đường phố Nhật Bản với những quy tắc tham gia giao thông có thể khiến bạn ngạc nhiên!

Nhật Bản vốn luôn nổi tiếng là một quốc gia nơi hệ thống giao thông công cộng cực kì phát triển. Bạn có thể sử dụng hệ thống tàu điện ngầm hay xe lửa, xe bus, xe đạp,… để có thể đến được địa điểm của mình.

Và không có ít người cũng muốn được trải nghiệm đường phố Nhật Bản bằng cách tản bộ và dạo quanh các con phố. Tuy nhiên, trước khi thực hiện chuyến khám phá bằng đôi chân của mình, hãy thử tìm hiểu trước một số quy tắc về đường phố tại Nhật Bản để không cảm thấy quá bỡ ngỡ nhé!

Cách sang đường

Cũng như bất cứ nơi nào khác trên thế giới, việc sang đường lúc tín hiệu đèn cho người đi bộ chuyển sang màu đỏ là bất hợp pháp, và người dân Nhật Bản đặc biệt tôn trọng điều luật này hơn nhiều công dân của những quốc gia khác. Ngay cả khi đó chỉ là một con đường nhỏ không có quá nhiều phương tiện qua lại, hay chỉ còn vài giây nữa là đèn chuyển màu xanh lá, mọi người vẫn kiên nhẫn đợi tín hiệu thay đổi hẳn rồi mới qua đường.

Cũng tại Nhật Bản, mặc dù đèn giao thông vẫn giữ nguyên 3 màu cơ bản là đỏ – vàng – xanh lá nhưng người Nhật lại luôn coi nó là màu xanh dương. Tại đất nước, khái niệm màu xanh lá còn khá mới và theo truyền thống là một dạng khác của xanh dương. Ngoài ra, một số địa điểm vẫn còn xuất hiện hình ảnh của những chiếc đèn giao thông với tín hiệu màu xanh dương.

Bãi đỗ xe tại Nhật

Để có thể tìm được một bãi đỗ xe tại các thành phố Nhật Bản không phải là một chuyện dễ dàng. Đặc biệt là ở thủ đô Tokyo, có rất ít những chỗ trống tại các điểm đỗ xe trên mặt đất và hầu hết các tòa nhà không được xây dựng với các khu đỗ xe nằm ở dưới tầng hầm trong lòng đất. Thay vào đó, tại các thành phố lớn, có nhiều bãi đỗ xe nằm rải rác trong các khu vực khác nhau. Đặc biệt có một loại bãi đỗ xe khác đó là tháp đỗ xe, nơi mà các oto có thể được nâng lên bằng thang máy và được lưu trữ trong tòa nhà. Các khu vực đỗ xe trả tiền xu theo giờ cũng vậy, có thể được tìm thấy với những dấu hiệu “P” lớn.

Phần lớn các bãi đỗ xe tính phí theo giờ thường chỉ được xây dựng tạm thời bằng cách tận dụng sẵn các lô đất mà sau này sẽ được xây dựng. Giá cho một bãi đỗ xe như vậy thường dao động từ 100 yen cho 30 phút.

Dây an toàn

Mặc dù việc thắt dây an toàn là một yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ ai ngồi trên xe oto hay các phương tiện 4 bánh khác, với cả người lái xe và các hành khác, tuy nhiên, việc các hành khách ngồi trên xe chỉ được yêu cầu thắt dây an toàn kể từ năm 1985. Vậy nên, khi lái xe quanh khu vực Tokyo, việc các hành khách ngồi phía sau xe không thắt dây an toàn là một chuyện không quá bất ngờ. Luật thắt dây an toàn cũng không được cảnh sát kiểm tra nghiêm ngặt, và mặc dù gần đây các hãng taxi và xe bus đã có dấu hiệu yêu cầu mọi người tham gia giao thông đều sử dụng dây an toàn, nhiều người dân tại Nhật Bản dường như vẫn chưa quen được với quy tắc mới này.

Bấm còi xe

Rất hiếm khi các tài xe tại Nhật Bản bấm còi với các xe khác khi tham gia giao thông. Nếu như một chiếc xe ở phía trước khi dừng chờ đèn đỏ không di chuyển ngay sau khi đèn tín hiệu đã chuyển sang màu xanh, nhiều tài xế ở phía sau sẽ chờ đợi một cách kiên nhẫn, và ngay cả khi họ buộc phải bấm còi để thúc giục người phía trước, họ sẽ cố gắng bấm còi với một cú chạm nhẹ nhất có thể, để tiếng còi chỉ nghe như là một tiếng beep nhỏ.

Tại một đất nước đề cao sự tôn trọng và lịch sự như Nhật Bản, người ta hiếm khi bấm còi để biểu thị sự sốt ruột đến mức thiếu kiên nhẫn hay tức giận đến mức mà tiếng còi xe lại trở thành một hành động thể hiện cách nói lời cảm ơn khi tham gia giao thông đối với những người khác. Một cách khác để nói lời cảm ơn trên đường phố Nhật Bản đó chính là giơ tay lên một chút và nháy đèn cảnh báo của bạn.

Xe đạp

Xe đạp là một phương tiện phổ biến được sử dụng để di chuyển trong các thị trấn tại Nhật Bản. Vì tiền thuê nhà sẽ ngày càng đắt khi bạn ở càng gần các trạm ga tàu, nhiều người dân đã lựa chọn sống xa một chút và di chuyển đến các nhà ga bằng xe đạp. Có những điều luật yêu cầu những người đi xe đạp chỉ được đi về phía bên trái đường và không đi trên vỉa hè, đồng thời trẻ em dưới 13 tuổi phải đội mũ bảo hiểm nhưng thường những điều luật này ít khi được thực hiện. Vậy nên, một cảnh tượng phổ biến tại Nhật Bản đó là trẻ em đi xe đạp không đội mũ bảo hiểm, và rất nhiều người đạp xe trên cả đường lẫn trên vỉa hè. Khi đi bộ trên đường, hãy chú ý đến những chiếc xe đạp “chuyển làn” từ vỉa hè sang đường hoặc ngược lại.

Ngoài ra, bởi có rất ít các làn đường dành cho xe đạp tại Nhật Bản, nhiều người có xu hướng đi luôn trên vỉa hè mặc kệ luôn nó hẹp hay rộng, vậy nên đôi lúc dẫn đến va chạm giữa những người đi bộ và đạp xe. Ở một diễn biến khác, trên đường có làn riêng dành cho người đi xe đạp nhưng người đi bộ lại đi vào đấy.

Một điều khá thú vị, khi những đối tượng tham gia giao thông được cho là “nguy hiểm” nhất trên đường phố Nhật Bản lại chính là những người đi bộ và người đi xe đạp. Tại Nhật, sự an toàn của những người đi bộ trên đường luôn được ưu tiên, ngay cả những chiếc xe cứu hỏa hay cứu thương cũng phải chú ý lúc di chuyên để đảm bảo sự an toàn cho người đi bộ.

Cũng bởi sự “cưng chiều” này, có rất nhiều người dân cảm thấy quá chắc chắn về sự an toàn của mình, đến mức họ thường băng qua đường trong khi cúi mặt vào điện thoại của mình, và đã có luôn một thuật ngữ riêng để nói về thực trạng này, đó chính là ”aruki sumaho” hay là bước đi và nhìn vào điện thoại.

Nguồn: Tokyo Girls Update/Sugoi

Tags:
4 căn hộ tiêu biểu ở Nhật cho lối sống tối giản khiến bạn nhận ra đã chứa quá nhiều rác trong nhà

4 căn hộ tiêu biểu ở Nhật cho lối sống tối giản khiến bạn nhận ra đã chứa quá nhiều rác trong nhà

Có hàng trăm vật dụng linh tinh, lộn xộn mà có khi cả năm bạn không sử dụng đến. Vì thế, đừng bỏ phí không gian cho những điều vô nghĩa, thay vào đó hãy sắp xếp lại giống như 4 căn hộ dưới đây.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất