Đường đời muôn ngả, tự mình có lối, lời khó nghe xin đừng bận lòng, sống nhẹ nhàng mới là thực chất
Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng: Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều điều tiếng chê ghét như thế? Hứa Kính Tôn trả lời:
– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trượt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng có những kẻ trộm cắp lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ! Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị mà cơn nắng mưa, sáng tối vẫn bị thế nhân trách hận ghét thương. Còn như hạ thần đây: ‘Nhân bất thập toàn’ thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích?
Cho nên ngu thần trộm nghĩ: đối diện với tiếng thị phi trong thế gian thì cần bình tâm suy xét, đừng nên vội tin, nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quần thần bị hại. Cha mẹ tin nghe theo lời thi phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian còn độc còn hơn rắn rết, sắc hơn gươm đao, giết người không thấy máu, quả là đáng sợ lắm thay!
….
Sống trên đời sao có thể làm vừa lòng tất cả!?
Thế giới muôn màu, kiểu người muôn dạng. Mỗi một người đều có tiêu chuẩn và góc độ nhìn nhận của riêng mình. Vậy nên, không thể cưỡng cầu người khác thích. Người đã không hợp thì lại càng không thể thuận lòng, có nỗ lực nữa cũng chỉ vậy mà thôi. Người khác không thích bạn, đó là vì hai người có duyên có nợ, nên mới không hợp với nhau. Hoa vẫn luôn nở mặc dù cỏ dại mọc bên cạnh chúng. Cũng giống như cách chúng ta đang sống trong một thế giới, nơi có những người xung quanh rất khác biệt, bạn phải ứng xử với họ ra sao? Sức mạnh của bạn không nằm ở cách phản ứng, mà là cách bạn thích nghi và điều chỉnh bản thân.
Ta không thể kiểm soát được lời nói người nhưng lại có thể kiểm soát tâm mình, người khác nói bạn ra sao, đó không thực sự là bạn;. Bạn chân thành hay không chỉ có thể tự mình hiểu mình, đôi lúc không cần quá bận tâm người khác suy nghĩ gì. Bạn hành thiện thì tự trong tâm mình biết, Trời biết, Đất biết, càn khôn biết. Chỉ cần trong tâm mình không hổ thẹn, thì hầu như mọi thứ đều có thể cho qua, không cần phiền muộn làm gì. Người đức hạnh, có tấm lòng ắt tự ở nơi phúc địa, không cần phong thủy mà phúc lành tự tìm đến.
Đường đời muôn ngả, tự mình có lối, lời khó nghe xin đừng bận lòng, sống nhẹ nhàng mới là thực chất. Thế nên, bận lòng mà nghĩ, nặng lòng mà suy cũng nào có ích gì? Chi bằng hãy sống một cuộc sống chân thực của chính mình từ nội tâm.
Lời nói thị phi như hòn than nóng trên tay, tổn thương người mà cũng hại mình
Nói lời thị phi đã là không nên, nói lời thị phi sau lưng người khác lại càng là hành động khó chấp nhận hơn. Vẫn thường nói: Lời ác lạnh người sáu tháng ròng“. Một lời vu khống có thể kết hàm oan cho kẻ khác, thậm chí có thể thực sự như là “giết người không dao”. Điều ấy là hoàn toàn có thực. Một người thực sự hàm dưỡng sẽ hiểu được “lời nói có lợi có hại,” hiểu được không nên nhìn nhận vấn đề từ một phía.
Lời nói xấu cũng mang theo năng lượng không tốt, cũng mang lại “khẩu nghiệp” cho người truyền ra. Phật gia giảng những người mang nhiều khẩu nghiệp khi còn sống khi xuống địa ngục sẽ phải hoàn trả rất ghê gớm. Ngoài ra, ở kiếp sau, họ cũng phải gánh chịu tất cả nghiệp chướng mà bản thân mình đã gây ra.
Cứ mải nhìn người khác, rồi có khi người kia lãng quên, bỏ bê ngay chính cuộc đời mình. Người cao minh, hiểu đời thì hầu như đều rất minh bạch được việc nào nên làm, lời nào nên nói, có thể điều chỉnh, dàn xếp tốt các mối quan hệ, chuyển thù thành bạn, kết giao rộng rãi, khoan dung, độ lượng. Có như thế mới gặp dữ hoá lành, biến hoạ thành phúc mà cũng tích được phúc báo cho con cháu đời đời về sau.
Khoan dung với người khác chính là thiện đãi với bản thân mình
Mỗi người đều có cảnh ngộ của riêng mình, người khác có cuộc sống như thế nào, đi con đường ra sao, người ngoài vĩnh viễn không cách nào có thể hiểu rõ được tường tận. Mỗi người đều có một con đường để đi, một cuộc đời để sống, là tốt hay xấu, phúc hay hoạ cũng đều là tự mình đối diện, tự mình gánh chịu. Trong cuộc sống đôi khi đúng và sai lại rất khó phân định được rõ, bởi vậy nhẫn một bước biển rộng trời trong, nếu có thể thì hãy viên dung, bởi Nhẫn dưỡng phúc, từ bi dưỡng tâm, khoan dung thì dưỡng khí.
Theo: vandieuhay.org
Những công nghệ độc đáo chỉ có thể thấy ở Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia có trình độ khoa học tiên tiến và lối sống cùng truyền thống văn hóa của người dân địa phương đã pha trộn để tạo cho các yếu tố công nghệ ở quốc gia này những điều đặc biệt.