Đừng nghĩ Nhật Bản có tiền và kiếm đồng tiền dễ dàng các bạn nhé!
Đừng tiêu xài hoang phí và không có mục đích để đến khi cận kề nhảy ko kịp.
Tương lai 10 năm hay 20 năm nữa dân số nhật 60-70% là nguời già thì nền kinh tế ra sao???
Là nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay, nhưng đang phải đối mặt với tình trạng kinh tế bị co cụm….
Những biện pháp mà chính phủ đã thực hiện trong thời gian qua nhằm xoay chuyển tình thế không hề mang lại kết quả.
Những vấn đề nan giải của Nhật Bản
Khi nói về Nhật Bản những lúc về Việt Nam chơi thì cứ mở mồm ra là lại bị tụi bạn ném đá “Mày cuồng Nhật thế cơ à? Cái gì của Nhật cũng tốt hả?”
Quả thực nếu mà được so sánh thì những cái mà Nhật tốt hơn Việt Nam chúng ta rất nhiều.
Nhưng thôi mình ko “cuồng Nhật trong bài viết này nữa”
Mình xin điểm 1 số điểm vấn nạn của Nhật hiện nay. Mình tin chắc những điều này các bạn cũng đã từng nghe qua từ những người Nhật mà bạn quen biết. Như mấy bác người Nhật mình quen thì họ rất thích Việt Nam và luôn nói với mình rằng “Việt Nam của cháu giống Nhật cách đây khoảng hơn 30 năm trước, mọi người rất thân thiện ko như Nhật bây giờ.
Cháu và mọi người cố gắng gìn giữ đừng để giống Nhật bây giờ nhé”.
Mỗi một vấn đề có thể cần đến một bài phân tích dài, với số liệu thống kê thực chứng nhưng ở đây mình chỉ phác vài gợi ý kèm từ khóa trong tiếng Nhật để bạn nào quan tâm có thể tự tìm hiểu. Các số liệu thống kê các bạn có thể tìm ở phần “sách trắng” và “dữ liệu thống kê” trên các trang web của các bộ và văn phòng chính phủ Nhật Bản.
1. Già hóa dân số(tiếng Nhật gọi là koureika-高齢化、shousika-少子化).
Tỷ lệ số người trẻ phải gánh xã hội già của Nhật
Biểu hiện rõ nhất của già hóa dân số là tỉ lệ sinh suy giảm, tỉ lệ người già tăng lên. Vấn đề này xuất hiện ở Nhật Bản từ lâu và ngày càng trầm trọng. Nó gây ra rất nhiều hệ lụy và tạo nên vòng luẩn quẩn: thiếu lao động, gia tăng gánh nặng tiền lương hưu và phúc lợi xã hội, suy giảm sức mua làm kinh tế trì trệ, hoang phế hóa các khu dân cư, đặt áp lực lên các thiết chế xã hội phải thích ứng với …người già. Rõ nhất có thể thấy là Nhật Bản phải sử dụng lực lượng lao động người nước ngoài bao gồm cả tu nghiệp sinh để bù đắp sự thiếu hụt lực lượng lao động trẻ. Chính sách về nhập cư để “hoa kỳ hóa” Nhật Bản đã được bàn thảo nhưng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Rất nhiều trường học phải đóng cửa vì thiếu…học sinh…
Nước Nhật đang lúng túng với vấn đề này vì để giải quyết phải có những chính sách liên hoàn, hệ thống và lâu dài.
2.“Quá mật hóa” và “hoang phế hóa” (kamitsumondai-過密問題、kasomondai-過疎問題)
Mật độ người sống ở vùng đô thị rất cao
“Quá mật hóa” hiểu một cách đơn giản là hiện tượng dân số tập trung mạnh và nhanh với số lượng lớn ở các đô thị gây nên một loạt hệ lụy khác về kinh tế, xã hội, môi trường.
Ngược lại “hoang phế hóa” là hiện tượng dân số của địa phương nào đó suy giảm mạnh làm cho các chức năng kinh tế, xã hội…của nơi đó trì trệ và rơi vào khủng hoảng.
Hai hiện tượng này có liên quan rất chặt chẽ đến chính sách phát triển kinh tế vĩ mô và quy hoạch đô thị. Hiện tượng dân cư nông thôn đổ về thành phố kiếm sống sẽ gây ra cả hai hiện tượng trên.
3.“Xã hội vô duyên” (muenshakai-無縁社会)
Những người vô cảm ngày càng tăng
Đây là hiện tượng được diễn tả bằng thuật ngữ khá khó dịch sang tiếng Việt. Đây là hiện tượng các hộ độc thân tăng lên và mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên hời hợt. Thuật ngữ “xã hội vô duyên” là một từ mới được sinh ra và được sử dụng lần đầu tiên trong chương trình truyền hình của NHK năm 2010. Từ “duyên” ở đây có lẽ được dùng với nghĩa chỉ sợi dây liên hệ giữa con người với con người.
Hiện tượng xã hội này có liên quan mật thiết với hiện tượng kết hôn muộn (bankon-晩婚) và già hóa dân số.
Nhịp sống xã hội công nghiệp và lối sống hiện đại cũng góp phần tạo nên nó. Ozaki Mugen trong “Cải cách giáo dục Nhật Bản” đã từng nhận định rằng “công nghiệp hóa” và “cá nhân hóa” là hai dòng chảy cơ bản của xã hội Nhật Bản từ thời cận đại.
Trong dòng chảy đó mối quan hệ giữa con người với con người trở nên “mỏng đi” và bị bao vây bởi sự “cô độc”. Mối quan hệ gia đình cũng bị phá vỡ khi con cái không sống cùng cha mẹ khi trưởng thành, các chức năng kinh tế, giáo dục, tôn giáo của gia đình chuyển sang cho các tổ chức khác. Những khó khăn của nền kinh tế, sự sụp đổ của chế độ tuyển dụng suốt đời, sự bảo vệ thông tin-quyền riêng tư nghiêm ngặt đã tạo nên những mối quan hệ “khách sáo” và “xa cách”.
“Xã hội vô duyên” là thủ phạm trực tiếp của nạn tự sát (Nhật Bản mỗi năm có khoảng 3 vạn người tự sát). Theo dõi truyền hình Nhật thì thấy rất nhiều trường hợp tự sát là trong lúc khó khăn thiếu người “đồng cảm”, “chia sẻ”….
Dường như thiên đường mơ ước là một cái gì đó cộng giữa Nhật Bản và Việt Nam. Nhưng theo tôi hiểu đó không phải là một phép cộng số học đơn thuần.
(Nguồn Vijaexpress)
Tu nghiệp sinh nước ngoài kể về hiện thực lao động khắc nghi.ệt ở Nhật
Trong lúc Nhật Bản hướng tới mở cửa tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài hơn, các tu nghiệp sinh lên tiếng về việc bị ngược đãi, trả lương thấp cùng hàng loạt vấn đề khác.