Du học sinh Nhật Bản bỏ học đi làm – Nguyên nhân do đâu?
Đa số các du học sinh Việt qua Nhật thay vì học tập thì lao vào kiếm tiền. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng này, cùng Du học Nhật Bản giải đáp trong bài viết này nhé
1. Áp lực kiếm tiền
Hiện nay, số lượng du học sinh Việt theo học tại Nhật Bản đứng đầu danh sách tất cả các nước có du học sinh Việt theo học. Tuy nhiên, chỉ một phần rất nhỏ là các bạn có ý định thực sự đi học, còn lại đa số sẽ bỏ ra ngoài kiếm tiền và hành nghề một cách bất hợp pháp. Nhiều bạn gia đình không có điều kiện, để có thể đi du học xứ phù tang này gia đình bạn đã phải vay mượn họ hàng, thậm chí có gia đình còn phải thế chấp sổ đỏ. Vì vậy, nhiều bạn xác định sang Nhật không phải để học mà để kiếm tiền với mong muốn có trăm triệu gửi về phụ giúp gia đình.
Áp lực kiếm tiền trả nợ khiến nhiều bạn buộc phải làm thêm giờ. Nguyên Khang - Du học sinh Việt trường nhật ngữ Tokyo chia sẻ tuần nào bạn cũng làm công việc cắt da ở một xưởng sản xuất cặp từ 8h đến 12h30, tranh thủ ăn trưa trên tàu để kịp vào lớp tiếng Nhật lúc 13h.
Lớp học kết thúc lúc 16h30, Nguyên lên tàu đến quán ăn để làm phụ bếp từ 18h đến 1h sáng hôm sau. "Hôm nào tôi về đến nhà cũng khoảng 2h sáng, ngủ 5 tiếng rồi lại dậy và tiếp tục công việc ngày hôm sau", Nguyên Khang chia sẻ và khẳng định mình chưa phải là sinh viên Việt Nam làm thêm nhiều nhất ở Nhật. Những bạn sức khỏe tốt có thể chỉ ngủ 2-3 tiếng mỗi ngày, còn lại đi làm thêm.
Nguyễn Hùng - Du học sinh Việt tại Nhật Bản
Nguyễn Hùng- du học sinh Việt chia sẻ :" Thực sự mà nói ở bên đây đa số các bạn nói chung là mượn danh du học sinh thôi chứ chủ yếu qua đây để làm việc. Đa số qua đây theo em thấy tất cả đều học xong đại học hết, ở Việt Nam kiếm việc không có nên họ muốn qua đây kiếm số vốn. Cơ bản bên đây một giờ làm việc, nếu mà ở Tokyo, thì khoảng 900 tới 1.000 Yen, một giờ làm việc của nó khoảng gần 200.000 tiền Việt Nam, trong khi ở Việt Nam mình một giờ làm việc chỉ khoảng 10.000, 12.000 hoặc 15.000 thôi. Bảo là đi học này nọ, nói là du học thực chất cũng chỉ là xuất khẩu lao động thôi.
Nguyên Khang chia sẻ thêm, Công việc ở xưởng sản xuất cặp da đem lại cho Nguyên 170.000 đồng/giờ. Với việc phụ bếp ở quán ăn, bạn kiếm được 190.000 đồng/giờ trong khoảng từ 18h đến 22h. Sau 22h, số tiền lương tăng lên 240.000 đồng/giờ. Tổng thu nhập một tháng của Nguyên khoảng 40 triệu đồng. Nhìn vào con số này, ít người biết hiện tại Nguyên chưa thể gửi đủ tiền về cho bố mẹ trả nợ. Mỗi tháng, anh phải trả học phí 12 triệu đồng, chi phí thuê nhà khoảng 4 triệu đồng và các chi phí khác 8 triệu đồng.
Trung bình mỗi tháng Nguyên tiết kiệm khoảng 15 triệu để gửi về cho gia đình. Đến nay, số tiền nợ ban đầu vẫn còn khoảng 100 triệu. Để giải thích tại sao du học sinh Việt bỏ đi làm nhiều đến vậy Hùng chia sẻ thêm :" Ở bên Nhật này tất cả các trường học đều điểm danh hết, các bạn chỉ nhắm đúng giờ điểm danh đó các bạn lên lớp, có mặt ở đó để người ta điểm danh là mình không vắng mặt. Cả ngày dành để đi làm, nếu là du học sinh thì lên lớp chỉ có ngủ thôi. Trên mạng có nhiều hình các bạn chuyền tay nhau, lên lớp là cả lớp đều ngủ hết.
Khi du học sinh qua đây thì người ta qui định một tuần được làm khoảng 28 tiếng. Các bạn lách luật như thế nào đó thì một tuần họ làm 40 tiếng hoặc hơn. Visa được một năm sáu tháng hay hai năm gì đó thì người ta tận dụng hết người ta cày cuốc để kiếm tiền, sau đó ôm tiền về Việt Nam.
Một số tìm cách ở lại, hết visa rồi vẫn cố ở lại để kiếm tiền và tìm mọi cách gởi tiền về Việt Nam. Nói về việc lách luật để làm thêm giờ, Nguyên Khang cho rằng hầu hết sinh viên Việt Nam du học tự túc ở Nhật đều có "kinh nghiệm" và thế hệ này truyền cho thế hệ khác. Nhiều nơi tại Nhật không chấp nhận cho sinh viên làm quá 28 tiếng/tuần nên các du học sinh Việt lựa chọn làm việc hai nơi, mỗi nơi gần 28 tiếng. Các bạn làm nhiều thẻ ngân hàng để mỗi nơi làm việc trả lương vào một thẻ. Điều này giúp các du học sinh Việt thuận lợi hơn trong việc gia hạn visa cho những năm tiếp theo
2. Vì sao du học sinh Nhật bỏ trốn ra ngoài lại là suy nghĩ ngắn hạn?
Trước khi quyết định đi du học Nhật, mỗi bạn đều phải có kế hoạch học tập và sinh sống tại Nhật điều đó thể hiện trong bản kế hoạch học tập khi lên đại sứ quán Nhật Bản phỏng vấn. Với những bạn xác định đi du học Nhật với mục đích học tập thì điều đó không thành vấn đề. Nhưng với những bạn đi du học Nhật chỉ để kiếm tiền thì đây lại là vấn đề khá nan giải. Tôi chắc chắn một điều rằng: Khi những du học sinh Việt lựa chọn đi làm thay vì đi học họ chỉ nghĩ cho họ, nghĩ cho sự khó khăn của họ, nghĩ cho những đồng tiền nhỏ nhặt trước mắt. Mà họ quên đi cả gia đình – những người đã tích góp đến cả trăm triệu để lo được cho họ sang Nhật học tập.
Tồi tệ hơn nữa là khi bạn mới ra ngoài mà bị bắt phải về nước thì lúc này bạn sẽ mất hoàn toàn cơ hội và sẽ không còn cơ hội thứ 2 cho bạn bạn làm lại nữa và trong hoàn cảnh này thì gia đình bạn như thế nào ? Như vậy có đáng không? Câu hỏi đó tôi để dành cho các bạn.
Tại sao các bạn không nghĩ thay vì bỏ học đi làm các bạn hãy học tập thật tốt để có cơ hội làm việc lâu dài ở Nhật Bản sau khi tốt nghiệp? Bạn đừng mong bạn sẽ kiếm được một khoản tiền lớn chỉ trong vòng 4 năm làm những công việc vặt vãnh như phát báo, làm bento hay phục vụ quán ăn. Thời gian đó bạn hãy dành cho việc học tập tại trường. Biết đâu đó trong những năm cuối bạn được nhận vào các công ty có tên tuổi khác tại Nhật thì sao? Có phải kiếm tiền nhàn hơn không! Hãy suy nghĩ về vấn đề này nhé.
Tôi không phủ nhận có những du học sinh Nhật Bản đi làm để kiếm thêm thu nhập. Bởi họ đi làm thêm hợp pháp, chính phủ Nhật Bản quy định các du học sinh chỉ được đi làm sau 3 tháng học tại Nhật, số giờ làm tối đa không quá 28h/ tuần. Những du học sinh ấy có thể hài hòa giữa thời gian học và thời gian làm thêm. Và mục đích của họ là kiếm tiền trang trải học phí chứ không phải kiếm tiền điên cuồng để có vốn mang về Việt Nam. Tuy nhiên, các bạn cũng các đinh đi du học Nhật sẽ khá vất vả. Nên dành nhiều thời gian học hơn là làm thêm nếu không muốn bị cuốn vào vết xe đổ của rất nhiều sinh viên quốc tế khác. Du học Nhật Bản khuyên bạn nên có một kỹ năng tiếng Nhật kha khá ở Việt Nam. Để làm gì ư? Để giúp ích cho quá trình học tập và làm việc của bạn chứ sao.
3. Lời khuyên cho những du học sinh Nhật Bản bỏ học đi làm, làm thêm trái phép tại Nhật Bản
“Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm”. Vì vậy, trước khi quyết định đi theo con đường bỏ học đi làm các bạn nên suy nghĩ kỹ, Nếu kiếm tiền bạn hoàn toàn có thể theo các chương trình XKLĐ Nhật Bản. Vì có những cái sai không thể sửa được. Trong cuộc sống nếu thiếu đi những khó khăn thì bạn chỉ là một con người yếu đuối. Đừng đi vào vết xe đổ của nhiều du học sinh Việt trước đó .
Tôi nhớ về một món quà của một cô gái rất dễ thương tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Đó là một cuốn sách hạt giống tâm hồn có tên “Hãy luôn mỉm cười trong cuộc sống”. Và tôi nhớ nhất một câu: Hãy biết cảm ơn những khó khăn bởi nó dạy ta cách vượt qua những thử thách. Từ đó, tôi luôn thấy khó khăn trong cuộc sống này là điều bình thường, là điều phải có và là thứ giúp chúng ta trưởng thành. Không có nó chúng ta cũng chỉ là một con ếch ngồi đáy giếng mà thôi.
Nghiệt ngã khát vọng đổi đời của du học sinh tự túc tại Nhật Bản
21h. Khu vực quanh nhà ga Shinjuku ken đặc người. Bất chấp cái lạnh 20C, khu ăn chơi ban đêm nhộn nhịp bậc nhất của Tokyo bước vào những giờ khắc điên cuồng nhất, rực sáng những ánh đèn led, đèn neon hắt ra từ các quán bar, hộp đêm, khu massage, “khách sạn tình yêu”…