Du Học Nhật – Khóc trên đất nước người ta!

Chúng tôi xin chia sẻ lại để những bạn có nhu cầu du học hãy cân nhắc và lựa chọn thông tin cho chuẩn xác nhé! Cứ nghe kiếm 50-60 triệu/tháng rồi lao đi du học thì cái kết thường cay đắng lắm.

Bởi vì tôi thương các em quá, tôi thương những người mang cái mác du học sinh nhưng đang quần quật hàng ngày, hàng giờ làm việc không ngừng nghỉ. Tôi thương tôi – một người đã từng là Du Học Sinh Nhật Bản, niềm tự hào của gia đình, của dòng họ.

Bước sang năm thứ 3 tôi sống trên đất nước Nhật Bản, cứ 1 vài tháng tôi lại đọc được tin “1 du học sinh Việt đã chết tại phòng trọ vì kiệt sức”, “1 du học sinh Việt đột quỵ tại nơi làm việc”,… Rồi những dòng tin quyên góp giúp em này, bạn kia đưa để đưa thi thể về với gia đình bởi vì gia đình nghèo quá, không có tiền để đưa xác về an táng… Tôi đã khóc rất nhiều lần, vì thương, vì đau, vì xót…

Tôi cũng đã từng mang những ước mơ, hoài bão khi đến Nhật. Tôi đã vẽ nhưng bức tranh về tương lai có sự hiện diện của Nhật Bản. Nhưng…chẳng lâu sau đó, tôi khóc mỗi đêm, tôi muốn trở về nhà, tôi muốn chạy trốn khỏi cái nơi mà tôi đã từng mơ ước đặt chân đến.

Du Học – Khóc trên đất nước người ta!

Du Học – Khóc trên đất nước người ta! – Ảnh minh họa

Sống ở Nhật, tôi thấy cuộc sống nơi đây khác hoàn toàn so với bức tranh mà các trung tâm du học vẽ ra. Họ bảo “Qua Nhật sướng lắm, mỗi ngày làm có vài tiếng bằng bố mẹ làm ở nhà cả tháng. Chẳng mấy chốc mà trả được nợ khi đi, chẳng mấy chốc mà có thể gửi tiền giúp bố mẹ xây nhà xây cửa, rồi học hành vài năm lại về Việt Nam, lúc ấy có công việc đàng hoàng vài chục triệu 1 tháng…”

Các bạn có muốn biết cuộc sống mà tôi từng trải qua không? Đó là những ngày tháng tôi chẳng kịp ăn bữa cơm tử tế mà vội vàng ăn tạm cái bánh mì, ăn tạm cục cơm nắm rồi đi học, đi làm. Những ngày chẳng được 1 giấc ngủ trọn vẹn. Những đêm nằm ngủ nước mắt tự chảy ra vì nhớ gia đình quá, vì mệt mỏi quá.

Những ngày quay cuồng đi vay, mượn tiền để kịp đóng học… Những ngày tháng ấy, cho đến hết cuộc đời này tôi cũng chẳng thể quên.

Người ta nói với các bạn về việc lương “cao”, tiền nhiều, về một cuộc sống tươi đẹp, nhưng người ta chẳng nói với bạn nào là tiền học, tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền thuế, tiền ăn, tiền sinh hoạt…cũng “cao”

Thi thoảng bố mẹ gọi điện: “Con nhà ông A, bà B đã gửi mấy trăm triệu về rồi sao không thấy mày gửi về như người ta?” – Tôi cá rằng lúc này các bạn sẽ tủi thân lắm vì lúc nào cái nhân vật “Con nhà người ta” cũng đều được lấy ra là mẫu, làm gương để mà so sánh. Thực chất áp lực đồng tiền, nhiều người đã tìm đến các cách kiếm tiền phi pháp, điển hình là nạn trộm cắp. Tôi thấy buồn, nói đúng hơn là ngại vô cùng khi bước vào các shop, các siêu thị đều có gắn các biển bảo bằng tiếng Việt: “Ăn trộm là phạm pháp, ăn trôm sẽ bị xử lý”. Đến Nhật với niềm tự hào của bố mẹ, ấy vậy mà lại làm những việc ảnh hưởng đến danh dự, ảnh hưởng đến đồng hương, ảnh hưởng đến cả đất nước của mình – tôi thấy vừa đáng thương, vừa đáng trách.

Nhiều người hỏi tôi là có nên sang Nhật du học không?

Câu trả lời của tôi là: Với những người xác định mục tiêu sang để học. Điều kiện gia đình đủ để bạn có thể yên tâm học mà không bị áp lực kinh tế. Với những người xác định đi du học để làm thêm kiếm tiền. Có người hỏi là: Cuộc sống bên Nhật sướng không? Nên đi du học để kiếm tiền không? Câu trả lời của tôi là KHÔNG!

Hiện nay chính phủ Nhật đang làm việc rất nghiêm ngặt về vấn đề du học sinh làm quá 28h/tuần. Nếu bạn làm quá á giờ rồi.

Nhật Bản không phải màu hồng!

Tác giả: Nguyen Anh

Tags:
Sắc màu Nhật Bản - Trải nghiệm du lịch xanh: Trải nghiệm làm gốm tại tỉnh Nagasaki

Sắc màu Nhật Bản - Trải nghiệm du lịch xanh: Trải nghiệm làm gốm tại tỉnh Nagasaki

Tập 2 "Sắc màu Nhật Bản - Trải nghiệm du lịch xanh" sẽ đưa khán giả tới tỉnh Nagasaki trải nghiệm nghề làm gốm truyền thống.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất