Dù cả nước đã chuyển qua ăn Tết theo Dương lịch, có một nơi tại Nhật Bản vẫn duy trì ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền

Trong nét văn hoá Okinawa truyền thống, Tết Nguyên Đán (Toushinuyuru) là dịp lễ mừng năm mới, được tính theo ngày Tết âm lịch, khoảng từ ngày 21/1 –  20/2.

Okinawa là quần đảo khá tách rời và là địa danh nổi tiếng tại xứ sở hoa anh đào. Ngoài cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, sự khác biệt lớn nhất giữa vùng đất liền Nhật Bản và tỉnh Okinawa chính là nơi đây vẫn tổ chức Tết Nguyên Đán theo phong tục truyền thống.

Dù cả nước đã chuyển qua ăn Tết theo Dương lịch, có một nơi tại Nhật Bản vẫn duy trì ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền - Ảnh 1.

Tỉnh Okinawa, Nhật Bản vẫn giữ phong tục ăn Tết Nguyên Đán.

Mâm cỗ đón năm mới ở Okinawa

Tương tự những ngày lễ truyền thống khác, Tết Nguyên Đán ở Okinawa được chuẩn bi rất chu đáo và có tính lễ nghi cao. Phần quan trọng nhất của ngày lễ này là mâm cỗ truyền thống Osechi.

Người dân Okinawa cũng chuẩn bị mâm cỗ Osechi như bao người Nhật ở những nơi khác. Họ chế biến món ăn từ nhiều ngày trước đó và bày chúng vào trong những hộp sơn mài gỗ Jubako. Từng món ăn đều thể hiện nét văn hóa riêng biệt và đậm tính lịch sử lâu đời.

Dù cả nước đã chuyển qua ăn Tết theo Dương lịch, có một nơi tại Nhật Bản vẫn duy trì ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền - Ảnh 2.

Phần quan trọng nhất của lễ đón năm mới ở Okinawa là món ăn truyền thống Osechi.

Nếu bạn có dịp du lịch đến thiên đường đảo nổi Okinawa vào mùa Tết, đừng bỏ qua những món ăn cổ truyền sau đây để khởi đầu một năm mới thật ý nghĩa.

Nếu bạn có con, hãy thử ăn món trứng cá trích, Kazunoko để cầu mong cho chúng luôn thành công và sung túc. Tiếp theo là đậu nành đen, Kuromame. Ý nghĩa của món ăn này là nhằm cầu chúc cho bạn thật nhiều sức khỏe và làm ăn phát đạt.

Dù cả nước đã chuyển qua ăn Tết theo Dương lịch, có một nơi tại Nhật Bản vẫn duy trì ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền - Ảnh 3.

Người dân vùng Okinawa thường ăn tôm để mong sự trường thọ, vì râu của tôm được ví như chòm râu của cụ già.

Đối với những người nông dân, ngư dân trên đảo Okinawa, họ thường ăn cá mòi khô sốt nước tương Tazukuri, để cầu cho vụ mùa bội thu. Hoặc món rong biển cuộn, Konbumaki chính là biểu trưng cho sự may mắn trong năm tới. Ngoài ra, người dân ở đây còn ăn tôm để mong sự trường thọ, vì râu của tôm được ví như chòm râu của cụ già.

Một trong những món quan trọng nhất trong mâm cỗ đầu năm là mì Toshikoshi. Sợi mì dài này được hiểu là sẽ giúp bạn có một cuộc sống trường thọ và khỏe mạnh trong năm tới.

Hầu hết ở những nơi khác, mì Toshikoshi được nấu với nước canh sườn heo luộc Soki hoặc thịt ba chỉ San-mai niku. Nhưng ở Okinawa, người ta lại thích chế biến theo phong cách địa phương. Phải kể đến chính là món canh Nakamijiru, làm từ ruột lợn lát mỏng và là đặc sản chỉ có ở ốc đảo Okinawa.

Dù cả nước đã chuyển qua ăn Tết theo Dương lịch, có một nơi tại Nhật Bản vẫn duy trì ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền - Ảnh 4.

Sợi mì dài biểu trưng cho một cuộc sống trường thọ và khỏe mạnh trong năm tới.

Ăn mừng lễ Miruku

Trong dịp Tết Nguyên Đán, làng Ryukyu Mura tưng bừng tổ chức sự kiện chào mừng thần Miruku của đảo Okinawa. Theo truyền thuyết, vị thần này sẽ cưỡi bình minh vượt đại dương và mang những lời chúc phúc cho dân chúng vào ngày đầu năm.

Trong buổi lễ, một người mang mặt nạ thần Miruku sẽ dẫn đầu cuộc diễu hành cùng với những tay trống eisa, nhạc công chơi đàn sanshin và vũ công trong bộ đồ kimono truyền thống. Họ sẽ cùng nhau hô to theo từng nhịp điệu cổ truyền, tạo ra không khí rộn ràng khắp nẻo đường trong làng.

Dù cả nước đã chuyển qua ăn Tết theo Dương lịch, có một nơi tại Nhật Bản vẫn duy trì ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền - Ảnh 5.

Một người mang mặt nạ đại diện cho thần Miruku sẽ đi trước cuộc diễu hành.

Nghi lễ linh thiêng tại Lâu đài Shuri – di sản thế giới ở tỉnh Okinawa

Làng Ryukyu Mura không phải là nơi duy nhất mà khách du lịch có thể trải nghiệm không khí đón năm mới ở Okinawa. Nếu bạn yêu thích lịch sử, hãy ghé thăm Lâu đài Shuri vào sáng ngày đầu năm mới (theo lịch Dương) để chứng kiến cảnh tái hiện lễ đón năm mới theo truyền thống có từ thời đại Vương quốc Ryukyu.

Hoặc bạn có thể ghé thăm Itomon, thành phố ở cực nam tỉnh Okinawa. Tại đây, họ dựng lều thành những gian hàng lễ hội và du khách có thể mua sắm đủ loại đồ truyền thống.

Dù cả nước đã chuyển qua ăn Tết theo Dương lịch, có một nơi tại Nhật Bản vẫn duy trì ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền - Ảnh 6.

Tái hiện lễ đón năm mới theo truyền thống có từ thời đại Vương quốc Ryukyu.

Viếng thăm Đấng Tạo Hóa vào dịp Tết

Đến với Okinawa, bạn sẽ có dịp tham quan nhiều đền thờ nổi tiếng và cầu xin tài lộc tại đó. Một trong số đó là đền thờ thần Shirumichu, vị thần tạo ra nam giới, nằm trên đỉnh đồi ở đảo Hamahiga.

Nếu đi ngang qua cảng đánh cá ở Hamahiga, bạn sẽ thấy những lá cờ đầy màu sắc được ngư dân gắn vào thuyền, với hy vọng có một chuyến đi an toàn và bắt được nhiều cá. Du khách cũng có thể ghé thăm ngôi mộ của Amamichu, vị thần tạo ra nữ giới, nằm trên một hòn đảo san hô nhỏ nối liền với đảo Hamahigajima bằng một con đường ngắn.

Dù cả nước đã chuyển qua ăn Tết theo Dương lịch, có một nơi tại Nhật Bản vẫn duy trì ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền - Ảnh 7.

Đến với Okinawa, bạn sẽ có dịp tham quan nhiều đền thờ nổi tiếng và cầu xin tài lộc tại đó.

Gánh nước đầu tiên trong năm mới tại Okinawa

Điểm độc đáo của Tết Nguyên Đán ở Okinawa mà mọi người trên đảo đều tổ chức là Wakamiji, phong tục nhận gánh nước đầu tiên trong năm.

Họ sẽ dùng gánh nước Wakamiji để thanh tẩy cơ thể, nhà cửa hoặc dùng để pha trà cúng tổ tiên. Wakamiji được tin rằng sẽ mang lại sức mạnh và phục hồi tuổi xuân cho những ai thực hiện phong tục gánh nước.

Dù cả nước đã chuyển qua ăn Tết theo Dương lịch, có một nơi tại Nhật Bản vẫn duy trì ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền - Ảnh 8.

Gánh nước Wakamiji được cho là mang lại sức mạnh và phục hồi tuổi xuân.

Đi lễ chùa và đón bình minh tại ốc đảo Okinawa

Chuyến thăm viếng đền thờ vào năm mới (Hatsumode) là một phong tục lâu đời của người dân Okinawa cũng như của cả nước Nhật. Những đền thờ được tham quan nhiều nhất là Naminoue Jinja và Gokoku Jinja ở thành phố Naha, cũng như đền Futenma Jinja phía bắc.

Tại tất cả các đền thờ, du khách có thể mua quẻ Omikuji để nhận lời tiên đoán số phận cả năm. Nếu ai đó chẳng may bóc trúng một quẻ tiên đoán xui xẻo, nó sẽ được treo ở một chỗ riêng trong khu miếu thờ, đền thờ nhằm thay đổi lời tiên đoán xui xẻo đó.

Dù cả nước đã chuyển qua ăn Tết theo Dương lịch, có một nơi tại Nhật Bản vẫn duy trì ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền - Ảnh 9.

Những người đi lễ chùa sẽ đến đền thờ từ lúc rạng sáng để đón ánh nắng bình minh đầu tiên của năm (Hatsuhinode).

Ngoài ra, những người đi lễ chùa sẽ đến đền thờ từ lúc rạng sáng để đón ánh nắng bình minh đầu tiên của năm (Hatsuhinode). Thành phố Nanjo ở phía nam hòn đảo là một địa điểm lý tưởng để đón bình minh, vì nó gần với địa điểm linh thiêng nhất của Okinawa, chính là đền Thần đạo Seifa-Utaki.

Đến Okinawa để lạc bước vào chốn hoa anh đào nở rộ giữa trời xuân

Dù cả nước đã chuyển qua ăn Tết theo Dương lịch, có một nơi tại Nhật Bản vẫn duy trì ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền - Ảnh 10.

Okinawa là nơi có hoa anh đào nở đầu tiên trên toàn nước Nhật.

Không giống như ở đất liền, hoa anh đào ở Okinawa nở sớm cả tháng, khiến hòn đảo đón xuân sớm hơn mọi miền đất nước. Những bông hoa anh đào ở Okinawa mọc trên núi, bao phủ vùng núi xanh yên ngủ trong mùa đông bởi một sắc hồng phơn phớt đẹp mê hồn, báo hiệu mùa xuân đã đến.

Nguồn: Nanseirakuen

Tags:
Thán phục mâm cơm Tết đủ món của mẹ Việt ba con 15 năm ở Nhật

Thán phục mâm cơm Tết đủ món của mẹ Việt ba con 15 năm ở Nhật

Sang Nhật Bản từ năm 2003, lại một mình chăm sóc ba đứa con nhỏ nhưng chưa bao giờ mâm cơm Tết chị Kado Kiều thiếu những món ăn Việt truyền thống.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất