Đồng Yên tăng vọt sau việc Triều Tiên phóng tên lửa bay qua Nhật Bản

Sức hấp dẫn của đồng yên đến từ nhiều yếu tố mà trước tiên phải kể đến quy mô khối tài sản nước ngoài mà Nhật Bản đang nắm giữ.

Trong phiên hôm qua, động thái phóng tên lửa của Triều Tiên lại khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo đôi chút và đẩy giá các tài sản an toàn lên cao kỷ lục. Cùng với đà tăng giá mạnh mẽ của trái phiếu Mỹ, vàng và đồng franc Thụy Sĩ, đồng yên Nhật đã chạm mốc cao nhất kể từ tháng 4.

Từ xưa đến nay, yên Nhật vẫn được coi là một “hầm trú ẩn” mà nhà đầu tư tìm đến khi mức độ rủi ro trên thị trường tăng cao. Tuy nhiên, đà tăng giá lần này có 1 điểm đáng chú ý: yên vẫn tăng kể cả khi tên lửa của Triều Tiên bay qua không phận Nhật, chính nước Nhật phải đối mặt với rủi ro. Kênh truyền hình NHK cho biết tên lửa của Triều Tiên đã vỡ thành 3 mảnh và rơi xuống khu vực ngoài khơi cách mũi Erimo trên đảo Hokkaido 1.180km về phía Đông. Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố động thái này của Triều Tiên là “mối đe dọa chưa từng có”.

Sức hấp dẫn của đồng yên đến từ nhiều yếu tố mà trước tiên phải kể đến quy mô khối tài sản nước ngoài mà Nhật Bản đang nắm giữ. Tháng 7 vừa qua, Nhật đã mua thêm 4.460 tỷ yên (tương đương 40,4 tỷ USD) nợ nước ngoài (nhiều nhất trong 1 năm trở lại đây). Với 1.090 tỷ USD trái phiếu Mỹ tính đến cuối tháng 6, Nhật Bản là chủ nợ lớn thứ 2 của Mỹ, chỉ đứng sau Trung Quốc.


Số trái phiếu Mỹ mà Nhật Bản nắm giữ liên tục tăng lên qua từng năm. Nguồn: Bloomberg.

Số trái phiếu Mỹ mà Nhật Bản nắm giữ liên tục tăng lên qua từng năm. Nguồn: Bloomberg.

Số tài sản nước ngoài mà các nhà đầu tư Nhật Bản nắm giữ luôn cao hơn số tài sản Nhật Bản mà các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ. Theo số liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản, tính đến cuối năm 2015 số “tài sản nước ngoài ròng” của Nhật Bản lên tới 339 nghìn tỷ yên.

Trong mắt nhà đầu tư, điều này mang lại lợi thế trước mối lo về Bình Nhưỡng bởi khi có căng thẳng, số tài sản này sẽ hồi hương. Nhà đầu tư bán các đồng tiền khác để mua yên Nhật, tác động đến cả 2 chiều: khiến giá các nội tệ khác và giá yên tăng.

Lịch sử diễn biến của đồng yên mỗi khi rủi ro xuất hiện cũng là 1 nhân tố tạo ra sức hấp dẫn. Ngoài trái phiếu Mỹ thì yên Nhật là tài sản an toàn đem lại lợi suất cao nhất trong thời kỳ thị trường biến động. Ngay cả khi bản thân Nhật gặp khủng hoảng như sau thảm họa kép động đất và sóng thần năm 2011, yên Nhật vẫn tăng giá do kỳ vọng các công ty bảo hiểm Nhật sẽ hồi hương 1 lượng lớn tài sản ở nước ngoài để đền bù thiệt hại dù theo chiến lược gia Jamie Fahy của Citigroup, thực tế thì dòng tiền hồi hương là không lớn.


Giá yên vẫn biến luôn biến động cùng chiều với giá vàng. Nguồn: Bloomberg.

Giá yên vẫn biến luôn biến động cùng chiều với giá vàng. Nguồn: Bloomberg.

Marc Chandler, trưởng bộ phận chiến lược giao dịch tiền tệ tại Brown Brothers Hariman, nghĩ đến vai trò là đồng tiền tài trợ (funding currency) của yên Nhật. Trong giao dịch ngoại hối ăn theo chênh lệch lãi suất (carry trade), nhà đầu tư thường vay 1 đồng tiền có lợi suất thấp (như yên Nhật) để mua vào những tài sản có lợi suất cao hơn, lợi nhuận thu về chính là phần chênh lệch này. Khi có căng thẳng địa chính trị, các nhà đầu tư sẽ đảo ngược các giao dịch và do đó phải tăng mua vào đồng tiền tài trợ, từ đó đẩy giá yên lên cao hơn nữa.

Theo Kotecha, điều cuối cùng phải kể đến là yên Nhật hiện vẫn đang ở mức giá khá rẻ so với giá trị thực của nó nếu tính theo phương pháp nang giá sức mua. Bảng dưới đây sẽ cho thấy điều đó:

Thu Hương

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Tags:
Vì sao Mỹ, Nhật không bắn hạ tên lửa Triều Tiên?

Vì sao Mỹ, Nhật không bắn hạ tên lửa Triều Tiên?

Nhật Bản không bắn hạ tên lửa Triều Tiên vì cho rằng tên lửa này không đe dọa đến lãnh thổ Nhật Bản. (Ảnh minh họa: Reuters)

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất