Diva Hồng Nhung lần đầu gặp Trịnh Công Sơn: “Gầy rúm ró, răng nhô ra tứ phía”

Những kỷ niệm dù đã hơn 2 thập kỷ trôi qua với nhiều biến cố cuộc đời, nhiều thay đổi về không gian sống, về mặt cảm xúc… nhưng có lẽ với Hồng Nhung – Trịnh Công Sơn có riêng một ngăn tủ trong trái tim và mọi thứ với cô khi lục lại vẫn nguyên vẹn như mới của ngày hôm qua.

Hồng Nhung tên đầy đủ là Lê Hồng Nhung sinh năm 1970 tại Hà Nội. Hồng Nhung sở hữu giọng hát hay từ khi còn rất nhỏ. Năm 11 tuổi, cô đã được tới Đài tiếng nói Việt Nam để thu âm ca khúc đầu tiên mang tên “Lời chào của em”.

Hồng Nhung có thể hát hay nhiều dòng nhạc của nhiều nhạc sĩ đình đám nhưng người gắn bó và đưa cô lên tầm cao trong làng giải trí Việt thì có lẽ đó là cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Lần đầu gặp Trịnh, Thanh Lam thì xinh, Hồng Nhung thì gầy rúm ró

Mối quan hệ của Hồng Nhung và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đến nay vẫn là đề tài bán tán của nhiều người. Nhiếp ảnh gia Dương Minh Long – người bạn thân thiết với Trịnh Công Sơn và Hồng Nhung từng tiết lộ, 2 nghệ sĩ tài năng này không chỉ đơn thuần ở tình bạn giao hữu.

Về phía Hồng Nhung, cô không nói sâu về mối quan hệ của cả hai là gì nhưng nữ diva khẳng định, sẽ mãi là học trò là người thân của Trịnh Công Sơn.

Thi thoảng, Hồng Nhung hay kể lại về lần đầu gặp gỡ Trịnh. Trong một sự kiện gần đây nhất, nữ diva cũng đã nhắc lại ký ức này. Đó là vào một ngày của năm 1991, tại nhà của nhạc sĩ Thanh Tùng.

Nữ diva còn tự miêu tả về ngoại hình của mình trong lần đầu gặp vị nhạc sĩ tài năng Trịnh Công Sơn.

“Tôi và Thanh Lam gặp anh Sơn lần đầu tiên tại nhà của nhạc sĩ Thanh Tùng. Lúc đó khoảng 9h tối, anh Sơn bước vào, chàng cũng ngà ngà rồi, đội một cái mũ, đeo mắt kính vừa đi vừa đá những hòn sỏi ở trong sân nhà nhạc sĩ Thanh Tùng.

Chúng tôi khi đó đang đứng trên gác nên chạy xuống thì được anh Thanh Tùng giới thiệu: “Này hai đứa, đây là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn” và đấy là lần đầu tiên tôi được thấy anh Sơn.

Trước đó vào năm 14 tuổi, tôi đã hát “em sẽ là mùa xuân của mẹ” trên sân khấu thiếu nhi rồi nên rất ngưỡng mộ. Tôi mới nghĩ, “uầy đây là ông Trịnh Công Sơn” – một tên tuổi quá lớn.

Thế nhưng Thanh Lam lúc đó lại bình thường, cười tươi vì rất xinh, tôi thì rúm ró vì cực gầy, răng hơi nhiều lại nhô ra tứ phía”.

Mặc dù tự nhận mình không xinh đẹp khi gặp Trịnh nhưng có lẽ, họ đã bị hút nhau bởi tài năng âm nhạc. Hồng Nhung kể, trong một lần được Trịnh Công Sơn đưa đi thu âm, phần luyến láy cuối một bài hát được cô thể hiện tốt đến nỗi Trịnh Công Sơn đang ngồi phải bật dậy, rơi cả kính vì ngạc nhiên.

Trong nhiều tài liệu, phần lớn mọi người chỉ quen thuộc với 3 khúc nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Hồng Nhung là “Bống bống ơi”, “Bống không là Bống”, “Thuở Bống là người”. Tuy nhiên, Hồng Nhung tiết lộ, có một ca khúc nữa cô được Trịnh Công Sơn tặng nhưng không dám nhận.

“Lúc đó, anh Sơn có viết cho tôi một bài hát nữa nhưng không đứng tên tôi nên tôi không bao giờ dám nhận. Đó là bài “Còn mãi tìm nhau”, nữ diva kể.

Hồng Nhung chưa bao giờ quên Trịnh dù 22 năm ông không còn ở cõi tạm

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất năm 2001, thọ 62 tuổi. Theo lời mẹ nuôi Hồng Nhung – tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái kể lại thì ngày Trịnh mất, nữ diva đang dở hợp đồng biểu diễn tại Australia nhưng vẫn bay về đưa tang rồi lại gạt nước mắt mà đi.

Dù mối quan hệ của Hồng Nhung và Trịnh Công Sơn vẫn còn là một điều bí ấn, gây tò mò với nhiều người nhưng không thể phủ nhận họ là một cặp tri kỷ của nhau mãi mãi. Có lẽ vì thế mà Trịnh Công Sơn dù đã mất 22 năm nhưng Hồng Nhung chưa bao giờ quên ngày sinh nhật hay ngày dỗ của ông.

Mới đây, trên Facebook cá nhân, Hồng Nhung đã chia sẻ lại một loạt những kỷ niệm gần gũi, khó phai mờ với vị nhạc sĩ tài hoa nhân ngày sinh nhật ông 28/2.

“Hồi ấy, tôi đã gày gò, anh Sơn còn gày gò hơn. Mỗi tối khuya trở về sau đêm hát, hai anh em cười khúc khích vì hai bóng đổ dưới ngọn đèn vàng trong hẻm nhìn như hoạt hình, mảnh dẻ, và dài ngoẵng…

Có những chiều tối hai anh em vi vu trên chiếc Honda 50 của tôi, phóng qua cầu Sài Gòn lấp loáng ánh đèn, gió bay ngang tai lồng lộng, nói cười rôm rả… (Cả hai người cộng lại chắc cũng chỉ bằng số cân trung bình của một người bình thường, có thể tự tin thế mà phóng rất nhanh!). Niềm vui lúc đó giản dị, cảm hứng sáng tạo cứ tự đến, thảnh thơi, và mỗi ngày là một niềm vui mới!

Hồi ấy, cứ đến mỗi 28/2, anh Sơn dạy sớm, trang phục là ủi thẳng tắp, chọn giày, vớ, đồng hồ, bật lửa, mũ… thật hài hoà, chỉnh chu và bon gout như một tài tử xi nê Pháp, bước ra khỏi phòng với nụ cười tươi rói, mắt sáng long lanh. Anh lập tức thắp bừng cả ngôi nhà 47C Phạm Ngọc Thạch tràn ngập không khí hân hoan, đầy niềm vui!

Niềm vui – chỉ giản dị là vậy – vì sao tôi sống – vì những niềm vui trao đi và những niềm vui được nhận.

Chỉ có tình yêu mới khoản đãi cho ta và cho đời những niềm vui không đong đếm. Có những giá trị chỉ mong manh như thế, mà biết đâu cứu rỗi được biết bao tâm hồn bằng chút niềm vui nho nhỏ.

“Mừng anh sinh nhật thứ bao nhiêu

Tags:
Vì sao nhiều người Việt lại tỏ thái độ hả hê trước sự thất bại của người khác?

Vì sao nhiều người Việt lại tỏ thái độ hả hê trước sự thất bại của người khác?

Soi mói, dè bỉu, so sánh…là những tật rất xấu của một số người Việt Nam thường mắc phải.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất