Đi XKLĐ Nhật nên gia hạn hợp đồng hay tham gia đơn hàng lần 2
Nội dung bài viết
1. Gia hạn hợp đồng khi đi XKLĐ Nhật Bản có khó không?
2. Đánh giá ưu và nhược điểm khi gia hạn hợp đồng tại Nhật Bản
3. Có nên tham gia đơn hàng quay lại Nhật lần 2 không?
4. Đi XKLĐ Nhật nên gia hạn hợp đồng hay tham gia đơn hàng lần 2
1. Gia hạn hợp đồng khi đi XKLĐ Nhật Bản có khó không?
Hiện nay, phía chính phủ Nhật Bản đã có chính sách gia hạn hợp đồng lao động thêm 2 năm cho những lao động có mong muốn ở lại Nhật làm việc nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động tại quốc gia này. Để có thể gia hạn hợp động thêm 2 năm thì phía chính phủ Nhật hay đại diện là JITCO có yêu cầu riêng cho cả 3 phía :công ty tiếp nhận, Nghiệp Đoàn, và thực tập sinh .
– Với nghiệp đoàn cần có 特定監理団体認定書 Giấy Chứng Nhận Đoàn Thể Quản Lý Đặc Biệt. Khi có giấy này nghiệp đoàn mới có đủ tư cách gia hạn năm thứ 4 và năm thứ 5. Ngoài ra còn một số giấy tờ khác mà phía nghiệp đoàn phải chuẩn bị và nộp theo yêu của từ phía JITCO
– Đối với công ty tiếp nhận TTS: cho đến thời điểm hiện tại thì chỉ những công ty có ngành nghề liên quan đến xây dựng mới được gia hạn hợp đồng cho hai năm tiếp theo (鉄筋、鉄鋼、型枠、掘削….). Mặc dù là nói công ty thuộc ngành xây dựng nhưng còn lệ thuộc vào lợi nhuận của công ty, tình trạng đóng thuế, số năm hoạt động…. mà quyết định công ty đủ điều kiện bảo lãnh hay không.
– Với thực tập sinh: bắt buộc phải về nước ít nhất là 1 tháng và nhiều nhất là 6 tháng kể từ ngày các bạn hết hợp đồng 3 năm.
Các thực tập sinh sẽ được tiến hành làm giấy tờ gia hạn hợp đồng cho năm thứ 4 – 5 với điều kiện: trình độ tiếng nhật của các bạn tương đương N3 có thể nghe hiểu được nội dung công việc, kỳ thi tay nghề các bạn phải thi đậu chứng chỉ tay nghề cấp độ 3 .
Khi gia hạn hợp đồng XKLĐ Nhật thành công thì hai năm tiếp theo thì lương của các TTS sẽ được tính ngang với người Nhật do đó yêu cầu sẽ cực kỳ khó. Hơn nữa để trả tiền lương ngang người Nhật cho 1 TTS ở lại 2 năm thì các công ty Nhật sẽ chọn đối sách là tuyển người mới từ Việt Nam sang hơn là gia hạn hợp đồng.
2. Đánh giá ưu và nhược điểm khi gia hạn hợp đồng tại Nhật Bản
Ưu điểm khi gia hạn hợp đồng
– Chi phí thấp, thực tập sinh chỉ mất phí làm hồ sơ và dịch thuật 1 số giấy tờ
– Được làm việc tại chính xí nghiệp cũ của mình
– Mức lương ngang bằng người Nhật
– Hợp đồng lao động được 2 năm
Nhược điểm khi gia hạn hợp đồng XKLĐ Nhật
– Nhiều công ty Nhật không muốn gia hạn hợp đồng cho TTS
– Thủ tục gia hạn khá rắc rối
– Không chuyển đổi được công ty, xí nghiệp làm việc
3. Có nên tham gia đơn hàng quay lại Nhật lần 2 không?
Đơn hàng lần 2 dành cho các TTS về nước, đạt điều kiện quay lại Nhật có thể đăng kí tham gia theo đúng visa lần 1 mình đã đi.
Ưu điểm khi tham gia đơn hàng đi Nhật lần 2
– Được làm việc tại xí nghiệp khác lần 1
– Mức lương cao hơn khi đi XKLĐ lần 1
– Thời hạn hợp đồng 3 năm
– Được chọn đơn hàng
Nhược điểm
– Chi phí đi sẽ cao hơn so với việc gia hạn
– Mất thời gian chọn đơn, thi tuyển đơn hàng
4. Đi XKLĐ Nhật nên gia hạn hợp đồng hay tham gia đơn hàng lần 2
Tùy vào điều kiện và yêu cầu của TTS mà có thể lựa chọn gia hạn hợp đồng hay đăng kí tham gia đơn hàng đi Nhật lần 2. Nếu xí nghiệp làm việc hiện tại của bạn tốt và hoàn toàn có đủ điều kiện và khả năng gia hạn thì TTS nên gia hạn hợp đồng. Trường hợp công ty Nhật và nghiệp đoàn không hỗ trợ được gia hạn nhưng bạn vẫn muốn làm việc tại Nhật thì hoàn toàn có thể đăng kí tham gia đơn hàng lần 2
Nói chung, dù bạn muốn quay lại hay gia hạn hợp đồng thì TTS đều phải học tiếng Nhật tốt, hoàn thành hợp đồng, không vi phạm pháp luật trong quá trình làm việc và sinh sống Nhật Bản.
Trên đây là những thông tin giải đáp câu hỏi ” Đi XKLĐ Nhật nên gia hạn hợp đồng hay tham gia đơn hàng lần 2″. Chúc các bạn thành công.
Nguồn: TTCVN
Tên tiếng Nhật của bạn có nghĩa là gì ? Dịch tên tiếng Việt sang tiếng Nhật theo Kanji
Rất nhiều bạn đang tò mò không biết tên mình trong tiếng Nhật có nghĩa là gì? Tên tiếng Nhật của bạn theo bảng Kanji đọc như thế nào ? Cùng xem ngay tên bạn trong tiếng Nhật và ý nghĩa của nó qua bảng quy đổi tên tiếng Nhật theo kanji nhé!