Đi xe đạp ở Nhật mà không xuất trình được giấy tờ, đã uống rượu hay “dàn hàng, tống 3” đều bị phạt tiền như thường

Không như ở Việt Nam, xe đạp mua từ cửa hàng về là chạy được luôn, tại Nhật Bản bạn sẽ phải dắt xe đi đăng kí số hiệu và làm các thủ tục cần thiết nếu không muốn bị cảnh s.át tóm gọn.

Xe đạp mua xong rồi phải mang đi xin số và mua bảo hiểm mới có thể lưu thông, chuyện nghe có vẻ rất vô lý ở Việt Nam. nhưng ở đất nước mặt trời mọc, bạn cứ thử chạy tung tăng ra đường với 1 chiếc xe đạp vừa mua và không có “giấy tờ” xem, đảm bảo bị tóm gọn và đóng phạt ngay luôn chứ chẳng đùa đâu.

Đi xe đạp ở Nhật mà không xuất trình được giấy tờ, đã uống rượu hay dàn hàng, tống 3 đều bị phạt tiền như thường - Ảnh 1.

Số đăng kí được dán trên xe (Ảnh: Internet)

Sở dĩ có chuyện này là do phương tiện đi lại đặc trưng ở Nhật chính là “xe đạp”, cũng giống như xe máy của người Việt vậy. Từ học sinh, sinh viên, nội trợ… đều chọn xe đạp là phương tiện đi lại thường nhật của mình. Vậy nên, tại Nhật Bản, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh hàng trăm chiếc xe đạp dựng sát nhau ven đường hoặc các bãi đỗ xe đạp tự động khắp thành phố.

Đi xe đạp ở Nhật mà không xuất trình được giấy tờ, đã uống rượu hay dàn hàng, tống 3 đều bị phạt tiền như thường - Ảnh 2.

Cảnh sát thu hồi những chiếc xe đạp không có số đăng kí (Ảnh: Internet)

Và với lượng lớn xe đạp như thế, việc ăn cắp xe trở nên phổ biến hơn. Vì vậy, để bảo vệ cho người sử dụng, chính phủ đã ban hành thông lệnh cấp mã số, giấy tờ xe đạp để cảnh sát có thể quản lí dễ dàng hơn.

Quy định đăng kí giấy tờ xe đạp tại Nhật

Để không bị đóng phạt khi cảnh sát hỏi thăm giấy tờ xe đạp, thì bạn nhớ đi đăng kí các giấy tờ cần thiết sau khi mua xe đạp như sau nhé:

– Thẻ cư trú

– Thẻ bảo hiểm y tế

– Phí đăng ký xe, khoảng 500 yên

Những giấy tờ cần thiết này đều được cung cấp sẵn ở cửa hàng nơi bạn mua xe.

Đi xe đạp ở Nhật mà không xuất trình được giấy tờ, đã uống rượu hay dàn hàng, tống 3 đều bị phạt tiền như thường - Ảnh 3.

Giấy tờ xe đạp ở Nhật (Ảnh: Internet)

Còn nếu bạn mua lại xe cũ từ người khác, thì cũng cần làm giấy chuyển nhượng. Nếu không khi cảnh sát yêu cầu xuất trình mà không đưa ra được giấy tờ chứng minh hợp lệ, bạn vẫn sẽ bị tịch thu xe và đóng phạt đấy.

Và không hiếm trường hợp, người sử dụng xe mượn bị quy vào tội ăn cắp hoặc nhặt xe bỏ đi khi không trình được giấy tờ chứng minh sở hữu. Ắt hẳn, không ai mong muốn có 1 vết tiền án trong cuộc sống của mình bởi lỗi vô lí thế đâu nhỉ, vậy nên luôn nhớ đăng kí giấy phép xe đạp nếu sống tại Nhật.

Đi xe đạp ở Nhật mà không xuất trình được giấy tờ, đã uống rượu hay dàn hàng, tống 3 đều bị phạt tiền như thường - Ảnh 4.

Giấy tờ xe phải có số trùng với số đăng kí được dán trên xe (Ảnh: Internet)

Giả sử bạn được người thân hay bạn bè nhường, tặng, vì họ không sử dụng trong thời gian dài, nếu họ làm mất giấy tờ, không có, bạn hãy đi đăng ký mới lại. Và đem tới nộp tại các trạm cảnh sát hoặc nơi nào bán xe đạp.

Đi xe đạp ở Nhật mà không xuất trình được giấy tờ, đã uống rượu hay dàn hàng, tống 3 đều bị phạt tiền như thường - Ảnh 5.

Có rất nhiều xe đạp ở Nhật nên tình trạng mất cắp xảy ra ngày càng phổ biến hơn (Ảnh: Internet)

Chính vì thế việc đầu tiên khi mua xe đạp mới, hay cũ là đăng ký chống trộm cho xe của bạn. hay bạn mượn xe của ai thì khi cảnh sát hỏi thì trả lời rõ ràng minh bạch, tránh bị hiểu lầm.

Luật khi đi xe đạp tại Nhật

Đừng nghĩ là chạy xe đạp thì muốn lạng lách, đánh võng hay thả tay kiểu gì cũng được nhé. Ở Nhật, có riêng một bộ luật dành cho người đi xe đạp hẳn hoi đấy:

Đi xe đạp ở Nhật mà không xuất trình được giấy tờ, đã uống rượu hay dàn hàng, tống 3 đều bị phạt tiền như thường - Ảnh 6.

Một số luật đi xe đạp được thể hiện qua hình vẽ (Ảnh: Internet)

– Không được dùng điện thoại, ô dù khi di chuyển bằng xe đạp.

– Đã uống rượu, không được lái xe (đạp)

– Không được tống 3 tống 4, nếu bị bắt gặp bạn sẽ phải nộp phạt 20000 yen.

– Tránh khu vực có tàu hỏa, tàu điện, đường sắt.

– Không đạp xe hàng hai.

– Phải trang bị đèn pha cho xe đạp, nếu không sẽ bị phạt 50.000 yen.

(Theo Thejapantimes)

Tags:
Nhật Bản nới lỏng tiêu chuẩn đối với các điều dưỡng viên nước ngoài

Nhật Bản nới lỏng tiêu chuẩn đối với các điều dưỡng viên nước ngoài

Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch nới lỏng các yêu cầu về ngoại ngữ đối với các thực tập sinh kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất