Để cưới được cô gái Nhật làm vợ, chàng LĐ Việt đã chứng minh cho cô thấy mức lương không ai ngờ tới

Cũng chính vì lý do này mà nhiều nam giới Nhật Bản và các lao động nước ngoài tại Nhật cho biết, dù muốn kết hôn cũng không dám vì thu nhập của họ không đạt tiêu chuẩn của phụ nữ Nhật.

Trong một số cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy, dường như đàn ông Nhật không dám nghĩ hoặc lười kết hôn vì sợ rằng không kiếm đủ tiền nuôi vợ. Theo khảo sát, tỉ lệ nam giới Nhật Bản từ 20 – 29 tuổi muốn kết hôn đã giảm mạnh. Nhiều người nói rằng lý do là thu nhập của họ không đáp ứng được kỳ vọng của phần lớn phụ nữ. Không chỉ nam giới, cuộc khảo sát còn thực hiện đối với nữ giới và cho thấy tỷ lệ muốn lấy chồng giảm hẳn so với với những năm trước với lý do người chồng không thể kiếm đủ tiền như họ mong muốn.

Một báo cáo của công ty bảo hiểm nhân thọ Meji Yassuda cho biết: “Hơn một nửa phụ nữ độc thân muốn người chồng của mình phải kiếm được ít nhất 4 triệu yên/năm (hơn 840 triệu đồng), tính ra mỗi tháng các đấng mày râu phải bỏ túi tối thiểu là 70 triệu đồng”. Với tiêu chuẩn này thì chỉ có khoảng 15,2% đàn ông độc thân đạt được, còn lại đa số khiến cho họ cảm thấy khá áp lực khi nghĩ đến chuyện lập gia đình.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vì sao phụ nữ Nhật cần tiêu chuẩn này?

Ở Nhật, việc làm vợ làm mẹ thực sự được coi là một nhiệm vụ thiêng liêng cao cả. Người mẹ muốn cống hiến 100% sức lực với việc chăm con cái, quan tâm đến việc học và chăm lo cho gia đình. Và đây cũng là điều mà họ luôn tự hào về bản thân. Để có thể toàn tâm làm chuyện đó, họ buộc phải cần có một người chồng vững mạnh về tài chính.

Có thể bạn không biết, phụ nữ Nhật Bản chính là là người nắm tay hòm chìa khóa trong gia đình. Người chồng sẽ đưa hết tiền cho vợ nắm giữ và chỉ nhận một phần để sinh hoạt tiêu vặt. Và họ thực sự là người nắm quyền trong gia đình, họ tự lập quỹ đen để chi tiêu cá nhân khi đôi khi tự nuông chiều bản thân, cũng như chăm lo cho gia đình.

Cuộc sống nặng nề của phụ nữ Nhật Bản sau kết hôn và những con số giật mình

Bạn thường ngưỡng mộ những bà nội trợ Nhật đảm đang, khéo tay, biết cách thu vén việc nhà, chăm sóc chồng con giỏi. Sự thật không giống như bạn nghĩ.

Gánh nặng trên vai người phụ nữ

Bạn có biết rằng, đằng sau sự thu vén tài tình ấy là những vất vả, đánh đổi và thậm chí bị xem thường của những người phụ nữ hết lòng vì chồng con?

Quả thật như vậy. Ít ai biết rằng hình ảnh người phụ nữ tất tả từ 6 giờ sáng đến tận 11 giờ 30 tối, loay hoay với việc nấu ăn cho chồng con, dọn dẹp nhà cửa, vừa địu con vừa nấu cơm lại là một hình ảnh vô cùng phổ biến trong những gia đình Nhật Bản.

Chị Miki, 37 tuổi, một bà nội trợ Nhật đã khiến biết bao cô gái trẻ ngưỡng mộ với lịch làm việc dày đặc. Chị bắt đầu một ngày mới vào lúc 6 giờ sáng với việc chuẩn bị bữa ăn sáng, ăn trưa cho chồng con, cả ngày loay hoay với công việc nhà, chăm sóc con, đón con. Đến tận 12 giờ đêm, sau khi người chồng đi làm về lúc 11 giờ 30 tối, chị mới được nghỉ ngơi. 8 năm kể từ ngày kết hôn, mỗi ngày trôi qua với chị đều như thế.

Vất vả là vậy, thế nhưng với Miki, những người phụ nữ chọn ở nhà chăm sóc chồng con lại bị xã hội xem là lười biếng và vô dụng. Nhưng miệng lưỡi người đời vốn đầy sự vô cảm, ác nghiệt sẽ không buông tha nếu họ đi làm và gửi con đi học sớm. Khi đó, những bà mẹ đáng thương này sẽ bị cho là người mẹ, người vợ thiếu trách nhiệm.

Bạn thắc mắc tại sao họ bị đánh giá là người mẹ vô trách nhiệm? Như thế này: Một đứa trẻ Nhật khi đi học sẽ có rất nhiều hoạt động tại trường và đòi hỏi sự có mặt của người mẹ. Và chẳng một người phụ nữ đi làm nào có thể dành hết thời gian cho các hoạt động tại trường của con. Để rồi khi đó, con của họ sẽ bị đối xử theo cách thương hại, hay thậm chí là bị bắt nạt bởi sự thiếu quan tâm của người mẹ.

Bạn vẫn thắc mắc tại sao họ bị đánh giá là người vợ thiếu trách nhiệm? Rất đơn giản. Người Nhật quan niệm tổ ấm là báu vậy của người mẹ. Vì thế, nếu đi làm, một người phụ nữ không thể hãnh diện với xã hội khi nhà cửa không ngăn nắp, dơ bẩn, khi họ không có thời gian dành cho dạy con những bài học cuộc sống, chồng con họ chẳng thể nào ngẩng mặt với mọi người khi không được chuẩn bị hộp cơm ngon-bổ-bắt mắt.

Không chỉ bị người đời đánh giá, bình phẩm, những phụ nữ này còn bị chính người chồng đầu ấp tay gối xem thường. Chị Miki chua chát cho biết: “Chồng tôi thường nói: “Tôi là người duy nhất kiếm tiền về cho cái nhà này. Là một bà nội trợ chẳng thể nào so sánh được với những căng thẳng, khó khăn khi vừa làm cha vừa đi làm”. Tôi thật sự rất đau khổ khi nghe những lời nói chua cay này từ chồng mình”.

Không riêng chị Miki, rất nhiều phụ nữ Nhật khác đang phải chịu đựng những nỗi niềm này. Theo kết quả từ một cuộc khảo sát về lối sống ở Nhật vào năm 2001, nam giới đã kết hôn chỉ dành khoảng 30 phút một ngày để chăm sóc con cái, nhà cửa. Nhiều chuyên gia về dân số của Nhật khẳng định rằng, đây là hệ lụy đau buồn cho quan niệm đàn ông không cần phải quan tâm đến nhà cửa, con cái.

Với quan điểm này cộng thêm văn hóa làm việc không ngừng nghỉ của Nhật, rất nhiều người đàn ông của nước này cho biết, họ chỉ có thể gặp vợ con khi đồng hồ điểm 11 giờ đêm – lúc người đã mệt nhoài, không còn chút sức lực. Cũng bởi thế, người phụ nữ vốn được xem là “phái yếu” bỗng trở thành nữ anh hùng, một tay cáng đáng tất cả việc nhà, vừa làm vợ, làm mẹ, làm cả osin…

“Hai tay lo hết cả thế giới” như thế kia thì thử hỏi người phụ nữ nào còn hơi sức, đầu óc để làm việc như một người bình thường? Và thế là họ chấp nhận thực tế một cách vui vẻ, tập trung chăm sóc chồng con, nhà cửa, xem đây như một việc làm đặc biệt. Còn chuyện hưởng thụ, làm điều mình yêu thích, hãy “để mai tính”.

Chọn sống độc thân, ngại sinh con

Cũng bởi thế mà phái nữ Nhật Bản thời nay vẫn thường truyền tai nhau rằng: một là kết hôn rồi nghỉ việc hiện tại, hai là làm việc và sống độc thân, chứ đừng mơ đến việc kết hôn, sinh con mà vẫn được tiếp tục công việc yêu thích. Và thế là những người phụ nữ hiện đại chọn cuộc sống độc thân, tập trung hơn cho công việc, trì hoãn kết hôn, nếu không muốn nói là không có ý định lập gia đình, quyết tâm sống cuộc sống “độc thân vui tính”.

Thêm một lí do khác, đó là suy nghĩ thoáng của những doanh nghiệp Nhật trong thời đại nay. Khác với quan niệm xưa (nhân viên nữ đến 30 tuổi sẽ bị quản lí ép kết hôn và nghỉ việc), các công ty Nhật ngày nay đã nhận nhiều nhân viên nữ hơn do quan điểm này giờ đây đã bị đánh giá mang tính “quấy rối”, và họ giờ chẳng còn bị ép nghỉ việc nữa, nhà văn Megumi Ushikubo – tác giả sách Những người trẻ tuổi không chịu yêu – cho biết.

Ví dụ điển hình là Rika – nữ sinh viên 21 tuổi – phát biểu rằng cô chẳng hứng thú với việc hẹn hò. Gặp gỡ bạn bè và tìm việc là hai thứ tối quan trọng với cô trong thời điểm này.

Bị ảnh hưởng bởi các gương mặt nữ giới có tiếng trên truyền hình, tham vọng của Rika sẽ trở thành một doanh nhân thành đạt. Rika nhấn mạnh: “Ai nói rằng tôi sẽ làm vợ rồi trở thành mẹ trong tương lai vì tôi là phụ nữ?” và khẳng định rằng, cô sẽ không kết hôn nếu không tìm được “nửa kia hoàn hảo” để không ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình, đồng thời không muốn có con.

Và thế là dân số Nhật Bản từ đó cứ thế giảm dần, tỉ lệ sinh ngày càng thấp đi, đến mức vào tháng 11/2015, chính phủ đất nước này đã ra quyết định sẽ thưởng 10 triệu yên Nhật (gần 1,8 tỉ đồng) cho mỗi cặp vợ chồng trong lần sinh con đầu tiên.

Theo Báo Đài Loan

Tags:
Gia đình 3 con trai đi XKLĐ Nhật Bản, 2 người được điều về nước làm giám đốc chi nhánh VN, 1 người được giữ lại với mức lương 50 Man/tháng

Gia đình 3 con trai đi XKLĐ Nhật Bản, 2 người được điều về nước làm giám đốc chi nhánh VN, 1 người được giữ lại với mức lương 50 Man/tháng

Ba anh em ruột cùng chọn con đường đi XKLĐ để lập nghiệp, khi trở về Việt Nam, hai trong ba người được các công ty Nhật tin tưởng giao cho làm giám đốc, còn cậu em út thì ở lại Nhật làm kỹ sư.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất