Đáпg ɫɦươпg пgười ρɦụ пữ sốпg ɫroпg căп пɦà có 5 пgôi ɱộ: "Nɦư ở cạпɦ bêп пgười ɫɦâп ɱìпɦ"
"Mình khổ quá thì mình phải chịu thôi..."
"Con và cháu của tôi đó. Đứa 4 tuổi, đứa chỉ có vài tháng thôi...", bà Ngọc Anh mở đầu câu chuyện bằng cách chỉ vào hai phần mộ màu đỏ, nằm giữa phòng khách. Căn nhà lạ kì của bà Ngọc Anh (hay còn gọi là bà Tư) khuất sâu trong một con hẻm thuộc xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Phía dưới chiếc giường nơi bà Ngọc Anh nằm ngủ hằng ngày là hai ngôi mộ. Tuy nhiên, khi dọn về đây sinh sống, gia đình đã bốc cốt lên.
Đằng sau gian bếp, bên cạnh nơi đặt xoong nồi, kệ chén là phần mộ của bà ngoại bà Ngọc Anh. Mỗi ngày, bà thường xuyên ra vào hương khói, chăm sóc mộ phần của những người thân thương.
"Khi chồng và con qua đời, tôi có mang chôn cất ở mảnh đất gần nhà. Mấy năm phiêu bạt khắp nơi, thuê trọ rồi cuối cùng chẳng đủ kinh phí nữa, tôi quyết định dọn về mảnh đất nơi chôn cất người thân để dựng nhà. Cái nghĩa trang xung quanh cũng dần bị xóa bỏ, giờ chỉ còn lại gia đình tôi. Mình khổ quá thì mình phải chịu thôi...", bà Ngọc Anh nói.
Ngày mới dọn về, bà Ngọc Anh chắt bóp rồi vay mượn khắp nơi để có số tiền 60 triệu đồng cất nhà trên phần đất là nơi chôn cất của gia đình. Tính đến thời điểm hiện tại, bà vẫn chưa thể trả hết số nợ này. Vài năm trước, một nhà hảo tâm đã giúp đỡ bà tiền làm căn gác nhỏ và khoan giếng khơi nước.
"Vì chẳng còn cách nào khác, tôi đành phải bốc mộ người thân để xây nhà. Trước ngày tiến hành, tôi lập một mâm trái cây thờ cúng, xin chồng và con gái cho phép. Khi chuyển về thì tôi cũng lo lắm chứ, nhưng dần dà thành quen. Mấy người lạ đến nhà tôi ai cũng ngạc nhiên, hỏi rằng tôi không sợ sao. Đó là người thân của tôi, là chồng, là con, là cháu, là ông bà... Tôi sống ở đây như ở cạnh bên người thân của mình", bà Ngọc Anh tâm sự.
Khách tới nhà chơi, ai cũng ngạc nhiên trước những ngôi mộ ở giữa nhà. "Ban đầu, người ta cũng nhìn ngó nhưng tôi không mấy bận tâm. Miễn tôi có được mái nhà che nắng, che mưa là được rồi. Người thân nói tôi cứ bốc mộ lên hết để chỗ ở rộng rãi. Tuy nhiên, với ngôi mộ của hai đứa nhỏ thì thôi không nỡ. Mộ như ngôi nhà của tụi nó, dỡ đi thì tội nghiệp".
Cứ mỗi buổi sáng, bà lại dùng khăn lau mộ, thắp nhang... cho từng người thân. Đây vừa là công việc, vừa là cách để bà cảm ơn người đã khuất đã cho bà một nơi để ở.
"Không bao giờ rời đi.."
Sinh ra ở TP.HCM, nhưng khi đã ở cái dốc bên kia của cuộc đời, bà Ngọc Anh vẫn không có được một ngôi nhà bình thường như bao người khác.
Bà Ngọc Anh chia sẻ: "Lúc trước vì không có tiền đóng trọ 2 triệu 1 tháng nên mới chọn cách sống "cùng nhà với người âm" như thế này. Nếu như có tiền nhiều hơn, tôi sẽ sửa sang lại nhà hiện tại, nuôi cháu học... chứ không bao giờ muốn rời đi. Mấy năm trôi qua, tôi đã quen với cuộc sống nơi đây rồi. Lúc trước còn khỏe mạnh, tôi có thể bán 3,4 món ăn cùng lúc. Giờ tay chân rời rạc, không làm nổi nữa đành ở nhà".
Theo lời bà Ngọc Anh, 4 người con của bà vì cuộc sống khó khăn đã tứ tán khắp nơi, thi thoảng mới về thăm mẹ.
Một ngày của bà Ngọc Anh sẽ bắt đầu bằng việc lui cui rửa trứng vịt lộn. Ngày đắt bán được gần trăm trứng, lời vài trăm nghìn, bà dắt túi lo cho cháu, mua mớ rau, con cá... cho bữa ăn gia đình thêm đầy đặn.
Vào năm 2021, bà Ngọc Anh nhiễm Covid-19. Vượt qua được cửa tử, nhưng những di chứng của Covid-19 để lại đối với bà là vô cùng nặng nề. Hiện tại, bà không thể đi bán trứng vịt lộn như trước nữa. Mọi sinh hoạt đổ dồn vào đồng lương làm thuê của người cháu gái.
Trong ngôi nhà chắp vá được dựng lên từ bãi đất nghĩa trang, những đứa trẻ trong nhà cứ chạy đùa giỡn quanh các mộ phần mà không có bất kì nỗi sợ hãi nào. Chúng lớn lên bên những ngôi mộ, xem đây như một phần không thể thiếu trong ngôi nhà.
Người ρɦụ пữ bị uпg ɫɦư ɦàпɦ ɦạ ɱoпg có cơ ɦội cɦữɑ bệпɦ để kɦỏe lại về cɦăɱ bố ɫâɱ ɫɦầп và các coп ɫɦơ
Bác sĩ đã có cɦỉ địпɦ ρɦẫu ɫɦuậɫ uпg ɫɦư пɦưпg cɦị Nɦài vẫп kɦôпg đi được vì kɦôпg có ɫiềп, пgày пày пéп пỗi đɑu để cɦăɱ sóc bố ɫâɱ ɫɦầп cùпg coп ɫɦơ.