Đàn ông có vợ ở Nhật Bản chỉ mang theo tiền lẻ để tiêu xài
Đổi lại, anh chồng sẽ nhận được khoảng 30,000 yen (gần 8 triệu đồng) cho các chi tiêu cá nhân. Số tiền còn lại chị Masami sẽ dùng để trang trải cuộc sống.
Theo truyền thống, đa phần các ông chồng sẽ đi làm còn các bà vợ ở nhà làm nội trợ.
Nhiều người sẽ tự hỏi tại sao ở một đất nước như Nhật Bản, nơi các bà vợ luôn răm rắp nghe lời chồng, các đấng mày râu lại phải đưa hết tiền lương cho vợ mình?
Thực tế, đây không phải một câu chuyện hiếm gặp. Ở Nhật Bản, bên cạnh lương bạn nhận được từ công ty, có một khoản “lương” khác mà ông chồng sẽ nhận được từ vợ mình. Nó được gọi bằng cái tên tiếng Nhật hoa mỹ “okozukai”, hay dân dã hơn, tiền tiêu vặt cho các ông chồng.
Mỗi tháng, anh Yoshihiro sẽ nhận được một khoản tiền tiêu vặt từ vợ, được gói trong một chiếc phong bì vàng.
Tại sao lại như vậy?
Trên thực tế, đây là một điều mang tính truyền thống tại Nhật Bản. Phụ nữ Nhật Bản vẫn là người quán xuyến gia đình và kiểm soát tài chính của cả nhà. Kể cả nếu người vợ có làm việc hay ở nhà làm nội trợ, họ sẽ vẫn quản lý tiền của chồng.
Có khoảng 30% các cặp vợ chồng tại Nhật Bản mà cả hai người cùng kiểm soát tài chính. Và chỉ có khoảng 20% gia đình mà người chồng sẽ lo giữ tiền.
Tuy nhiên, với mức chi phí sinh hoạt ngày càng leo thang và thói quen tiêu xài hoang phí của nhiều ông chồng, đây được coi là việc hết sức cần thiết.
Với vợ chồng nhà Yoshihiro, hai người đã có hai con, Rino (6 tuổi) và Ren (8 tuổi).
Nguồn thu nhập chính của gia đình là từ người chồng, trong khi học phí, tiền học thêm hay các khoản chi tiêu cho bọn trẻ ngày càng nhiều.
Nếu chị Masami không kiểm soát tài chính trong gia đình, vợ chồng họ khó có thể xoay sở ở thành phố đắt đỏ như Tokyo.
Các ông chồng sẽ phải đưa hết lương cho vợ và đổi lại được giữ một khoản nhỏ chi tiêu cá nhân.
Cánh mày râu sẽ xoay sở thế nào với khoản tiền ít ỏi đó?
Thông thường, khi các ông chồng gặp nhau, họ sẽ hiếm khi hỏi nhau là lương tháng bao nhiêu mà chỉ hỏi được vợ cho bao nhiêu tiền tiêu vặt.
Theo Zakzak, khoản tiền tiêu vặt mà các ông chồng Nhật Bản nhận được rơi vào khoảng 396$ (gần 8 triệu). Các ông chồng sẽ dùng khoản tiền này vào những việc gì?
Theo như anh Yoshihiro, số tiền đó chủ yếu dùng để mua thuốc lá (chiếm 1/3 số tiền trợ cấp vợ cho), nước uống và rượu bia.
Tuy nhiên, khoản tiền ít ỏi này còn được chi trả cho hóa đơn điện thoại, mua sắm các món đồ linh tinh, cắt tóc, mua quần áo mới và rất nhiều các khoản khác nữa.
Thuốc lá chiếm một phần lớn trong chi tiêu của cánh đàn ông.
Mặc dù nhiều ông chồng phàn nàn về việc số tiền đó quá ít cho mức sống ở Tokyo, họ vẫn phải vui vẻ chấp nhận. Kể cả những người nổi tiếng cũng từng thú nhận rằng mình chỉ được tiêu khoản tiền vợ đưa.
Để giúp chồng có thể xoay sở hợp lý với số tiền đó, sáng nào chị vợ của Yoshihiro cũng dậy sớm nấu cơm cho chồng mang đi ăn trưa và chuẩn bị bữa sáng. Đây là cách để giúp họ tiết kiệm chi phí đáng kể.
Với các bà vợ đi làm và không có thời gian nấu cho chồng ăn, họ sẽ chi khoảng 130,000 đồng (6,5$) cho chồng mình ăn trưa. Mặc dù với mức tiền đó, bạn khó có thể có một bữa ăn ra trò tại Nhật Bản.
Một bữa ăn ngon với bia là không thể với khoảng 130,000 đồng tại Nhật Bản.
Vì vậy, các bữa ăn trưa bên ngoài với một cốc bia đi kèm giữa trời hè nóng nực xem chừng là không tưởng cho các ông chồng mà chỉ có tiền tiêu vặt.
Với nhiều người đàn ông giữ các vị trí lớn trong công ty, họ biết cách sử dụng các khoản chi phí công ty để có các bữa ăn hàng ngon hơn, thường là 3-4 tối 1 tuần. Tuy nhiên, điều này xem chừng như chỉ phù hợp với một vài người có chức quyền.
Những người nắm giữ các vị trí lớn trong công ty sẽ có các khoản tiền riêng dành cho họ.
Dù phải xoay sở với khoản tiền ít ỏi, đa phần các ông chồng vẫn vui vẻ và cảm thấy thoải mái. Với họ, bổn phận của cánh đàn ông là trở thành trụ cột trong gia đình và chăm sóc vợ con.
Nếu những người vợ không kiểm soát tiền nong chặt chẽ, họ sẽ tiêu xài hoang phí cho các khoản vô bổ và chẳng để ra được đồng nào.
“Tôi vẫn nghĩ rằng việc vợ quản lý chi tiêu là một điều hợp lý. Chúng tôi có 2 con nhỏ và một gia đình; nếu cô ấy không quản lý tiền nong chặt chẽ, chắc chắn chúng tôi không thể sống ở thành phố Tokyo đắt đỏ này”, Yoshihiro chia sẻ.
Nguồn: japo.vn
Nhật Bản – ‘Thiên đường’ của phụ nữ sau kết hôn và ‘thảm họa’ của đàn ông tiền ly hôn
Chắc các bạn cũng biết, rất nhiều phụ nữ Nhật Bản, sau khi kết hôn, sẽ từ bỏ công việc đang làm để ở nhà làm nội trợ. So với trước kia, số lượng người sau kết hôn vẫn đi làm có tăng lên, nhưng con số không đáng kể.