Có thực là “không biết không có tội”? Đức Phật trả lời…

Câu chuyện sau là lời cảnh báo cho quan điểm thoái thác tội lỗi của nhiều người bằng cách nói “không biết không có tội”.

Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp, giọng nói của Ngài luôn rất từ tốn, thân thiện, dễ gần. Các đệ tử của Ngài đều chăm chú lắng nghe từng lời Phật giảng, dù là những vấn đề quen thuộc nhưng họ nghe hoài không chút chán chường. Đức Phật dùng những câu chuyện bình dị, dễ hiểu nhất để giảng cho mọi người những đạo lý cao thâm.

Lời dạy của Đức Phật

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Một hôm, sau khi Đức Phật thuyết Pháp xong, một đệ tử hỏi: “Thưa Đức Phật! Người ta hay nói rằng không biết không có tội. Điều ấy có đúng chăng?“

Đối với câu hỏi này, Đức Phật không trả lời trực tiếp nhưng Ngài đưa ra một ẩn dụ: “Bây giờ ta có một chiếc kẹp gắp được nung trong lò lửa nhưng cặp mắt này lại nhìn không ra chiếc kẹp này rất nóng. Giả sử con là người cầm chiếc kẹp. Con nghĩ thử xem, biết nó nóng sẽ bị bỏng nghiêm trọng, hay là không biết nó nóng sẽ nghiêm trọng hơn?”.

Vị đệ tử suy nghĩ một chốc rồi trả lời: “Thưa Đức Phật, không biết nó đang nóng bỏng là tai hại hơn cả. Nếu không biết thì sẽ không đề phòng, bởi thế mà bị bỏng tay”. 

Phật Đà nói: “Đúng vậy! Nếu con biết chiếc kẹp gắp rất nóng thì con sẽ sợ cầm nó lên. Con biết cảnh giác, không dám khinh suất, lúc cầm sẽ không dùng sức nắm chặt lấy nó.

Còn nếu con không biết chiếc kẹp rất nóng thì con sẽ dùng hết sức nắm chặt lấy nó. Như vậy có thể thấy rằng không phải là ‘người không biết thì không có tội’, mà là người không hiểu biết sẽ chịu tổn hại nặng nề nhất, gánh chịu tội nghiệp và khổ nạn nghiêm trọng hơn. Bởi vì nhân loại không hiểu rõ chân lý cho nên mới trầm luân trong bể khổ.”

Lời dạy của Đức Phật mang theo triết lý sâu xa. Người không hiểu biết nên mới mê muội, gánh chịu nhiều khổ nạn, trong vô minh tạo nghiệp họ không hay biết cuối cùng đều phải hoàn trả.

Đạo Trời vốn rất công bằng, thiện ác phân minh, duyên nợ là có vay có trả, gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Người ta làm chuyện ác thì phải hoàn trả nợ nghiệp, chiếm lấy lợi thì phải chịu tổn phúc đức, không thể nói rằng gây ác nghiệp mà “không biết” thì không phải chịu phán xét gì.

Theo: dkn.tv

Tags:
Starbucks mở cửa hàng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu đầu tiên tại Nhật Bản

Starbucks mở cửa hàng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu đầu tiên tại Nhật Bản

Chuỗi cửa hàng cafe Starbucks ngày 27/6 đã khai trương cửa hàng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu tại thành phố Kunitachi, Tokyo với hầu hết nhân viên cửa hàng là người khiếm thính có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất