Có đến 613.000 người Nhật trong độ tuổi 40 – 64 thu mình lại, trở thành hikikomori!
Số lượng những người ẩn dật, được gọi là ‘hikikomori’ tại Nhật Bản trong độ tuổi 40 – 64 cao hơn hẳn so với đội tuổi 15 – 39. Ước tính có khoảng 541.000 người hikikomori rơi vào độ tuổi trẻ hơn, theo cuộc khảo sát của Văn phòng Nội các Nhật Bản vào năm 2015.
Con số người sống mà từ chối mọi sự giao tiếp xã hội hiện đã vượt quá cột mốc 1 triệu người. “Những hikikomori trưởng thành giờ đây đã trở thành một vấn đề xã hội mới. Cần phải giải quyết nó một cách thích hợp bằng cách tiến hành các nghiên cứu và phân tích”, ông Takumi Nemoto, Bộ trưởng Bộ Phúc lợi xã hội cho biết.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội định nghĩa hikikomori là những người dân bị, hoặc tự cô lập bản thân, chỉ nhốt mình trong nhà trong ít nhất 6 tháng liên tục, không đi học, đi làm và đặc biệt không tương tác với bất kì một ai khác ngoài gia đình mình.
Trong số những người được khảo sát, có 76,6% những người sống ẩn dật như vậy là nam giới, cho thấy áp lực đè nặng lên phái mạnh Nhật Bản để có được một cuộc sống ổn định lớn hơn nhiều. Hầu hết những người lựa chọn lối sống hikikomori, cả nam và nữ, đều lựa chọn chạy trốn khỏi xã hội sau khi nghỉ hưu. Cuộc khảo sát về tình trạng hikikomori được thực hiện vào tháng 12 đối với 5000 hộ gia đình có ít nhất một thành viên trong nhóm tuổi khảo sát.
Nghiên cứu cho thấy có 46,7% những người sống ẩn dật đã sống co mình lại trong 4 bức tường phòng như vậy trong ít nhất 7 năm, và 1/3 những người hikikomori ngày một trở nên phụ thuộc tài chính vào cha mẹ mình, vốn đã già yếu.
21,3% những hikikomori cũng cho biết họ cũng đã không giao tiếp với những người xung quanh trong 3-5 năm. Số người thực hiện khảo sát xem việc nghỉ hưu là một trong những nguyên nhân chính khiến họ thu mình lại đạt con số 36,2%, lý do theo sau là những rắc rối với những người khác và bệnh tật, với tỉ lệ của cả hai nguyên nhân là 21,3%. Còn lại, 19,1% những người quyết định thu hẹp cuộc sống của mình lại bởi cảm thấy mình như những kẻ lạc lối tại nơi làm việc.
1/3 những người hikikomori ở độ tuổi 40 -44, đối tượng đã sống qua thời kỳ “băng hà” khi nền kinh tế Nhật Bản rơi vào trì trệ nghiêm trọng trong những năm 1990, khi mà những người trẻ mới tốt nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm việc làm, sau đó trở nên co mình lại trong độ tuổi 20 – 24.
Cha mẹ của những người hikikomori đã chấp nhận hỗ trợ tài chính cho con mình trong 34,1% trường hợp và thậm chí một số gia đình chỉ có thể sống dựa vào lương hưu của bố mẹ.
Theo: sugoi.vn
Chiến dịch 'đứng dậy 30 phút' của người Nhật: Người Việt từ trẻ tới già nên học theo
Khi càng có tuổi, mọi người có xu hướng ngồi nhiều và ngồi lâu hơn. Đây chính là nguyên nhân khiến nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường và tim mạch gia tăng nhanh chóng.