Chuyện lạ ở Nhật: Muốn 'ăn trọn' đứa mình ghét cứ ghé tiệm bánh rán in mặt người!
Nếu là fan của Doraemon thì những chiếc bánh rán - dorayaki - món khoái khẩu của chú mèo máy là dấu ấn chẳng ai có thể quên. Lật lại lịch sử, chiếc dorayaki "chuẩn không cần chỉnh" đầu tiên ra đời vào năm 1914 tại một cửa hàng bánh kẹo Usagiya (Tokyo, Nhật Bản).
Trải qua gần 100 năm hình thành và phát triển, hương vị bánh gần như giữ nguyên vẹn như thuở "sơ sinh", với vị ngọt đặc trưng từ mật ong. Ở một số nơi, nguyên liệu tạo nên thành phần bột bánh dorayaki thường được cho vào mirin (một loại rượu gạo ngọt) hoặc thậm chí là nước tương.
Nhờ những trang truyện Doraemon, hình ảnh chiếc bánh dorayaki đã "bay" ra khỏi biên giới Nhật Bản, có mặt hầu hết các nước trên thế giới, và trở thành món ăn vặt hoặc tráng miệng thơm ngon. Tuy nhiên ở Nhật, dorayaki thường được dùng như một phần của nét văn hóa tặng quà mà người dân xứ sở Phù Tang hay trao nhau.
Chiếc bánh dorayaki nguyên bản thường nhân đậu đỏ, ăn vừa ngòn ngọt, vừa thơm thơm, bùi béo.
Thế nhưng, một biến thể từ dorayaki đã khiến dân tình thế giới hết mực chú ý khi bánh bắt đầu được in mặt người lên phần mặt trên thay vì để trống hoặc là hình chú mèo máy Doraemon thông thường. Theo đó, cách làm này được xem là giải pháp giúp những đứa trẻ tại Nhật Bản và ông bà chúng có thể nhìn nhau nhân Ngày Tôn Trọng Người Cao Tuổi khi không thể gặp mặt vì tình hình COVID-19. Với cách làm này, nhà sản xuất hy vọng có thể giúp thực khách vơi bớt phần nào nỗi nhớ nhung người thân, đem lại không khí đoàn tụ gia đình dù không thể kề cạnh.
Cửa hàng nảy ra ý tưởng vô cùng táo bạo này là lina, trong khi đó, chiếc bánh độc đáo trên sở hữu tên gọi "kao dorayaki", hoặc "face dorayaki".
Chiếc dorayaki được biến thể bằng cách in mặt người lên phần vỏ bánh.
Khách hàng có thể gửi email đến nhà sản xuất và hoàn thiện số lượng dorayaki theo yêu cầu.
Tuy nhiên, hình ảnh khi in lên bánh khó có thể sở hữu được hình khối 3D như người thật. Hơn nữa, chỉ có tông màu xám, đen khiến nhiều người thấy chiếc bánh có dáng vẻ khá... creepy, trông đáng sợ hơn là sự đáng yêu, dễ thương. Thậm chí kha khá ý kiến cho rằng, nếu một ai trong mắt bạn thật khó ưa, việc này hoàn toàn có thể "xử lý" một cách vô cùng văn minh và dễ dàng với chiếc bánh dorayaki in mặt người. Khi ấy, bạn chỉ cần cầm chiếc bánh thành phẩm trên tay và ngoạm một miếng thật to, nuốt trọn "kẻ thù" trong tích tắc.
Một hộp nhỏ gồm 5 bánh được bán với giá 2.800 yên (khoảng 620.000 đồng). Hoặc nếu bạn muốn "trả thù" nhiều lần hơn có thể đặt một hộp lớn với 10 bánh, được bán với giá 4.000 yên (khoảng 900.000 đồng).
Để sở hữu chiếc bánh theo phong cách creepy này, bạn chỉ cần trả số tiền 2.800 yên (khoảng 620.000) đồng và đừng quên gửi file hình ảnh muốn xuất hiện trên mặt bánh.
Theo: tuoitre.vn
Hàng Việt được đón nhận tại ‘Tuần hàng Việt Nam’ ở Nhật
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu thêm các mặt hàng trái cây đông lạnh.