Cɦuyệп buồп về cô giáo cắɱ sổ đỏ, sổ lươпg cɦữɑ bệпɦ cɦo cɦồпg uпg ɫɦư, coп ɫɦiểu пăпg ɫrí ɫuệ
Chồng bệnh hiểm nghèo, con thiểu năng trí tuệ
Ngày 8/3, khi những đồng nghiệp khác đang vui vẻ mừng ngày Quốc tế Phụ nữ thì chị Võ Thị Thanh Tình (46 tuổi, ngụ khối 2, thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) - giáo viên Trường tiểu học Quỳnh Mỹ lại lo lắng, chăm sóc cho người chồng mắc bệnh ung thư hạ họng đang điều trị tại Hà Nội. Không những thế, ở quê nhà vợ chồng chị còn đứa con vừa 9 tuổi bị thiểu năng trí tuệ không người chăm sóc. Bộn bề lo toan trong cảnh khó khăn khiến nữ giáo viên này không còn tâm trí để nhớ đến ngày lễ của mình.
Anh Trọn mắc bệnh hiểm nghèo đã 4 năm, con gái ở quê nhà bị thiểu năng trí tuệ - Ảnh: Mai Mai
Vừa đút cho chồng vài thìa cháo loãng, chị Tình kể trong nước mắt. Năm 27 tuổi, chị kết hôn với anh Tô Quang Trọn. Một năm sau, hạnh phúc mỉm cười khi cậu con trai đầu lòng chào đời. Cũng từ đó, dù cố gắng nhưng chị không thể sinh thêm.
“Làm được đồng nào, vợ chồng tôi tích góp rồi vay mượn thêm để chạy chữa hiếm muộn. Đợi chờ suốt 9 năm thì hạnh phúc cũng mỉm cười khi con gái chào đời. Thế nhưng chưa kịp vui mừng thì tôi đau đớn khi phát hiện con gái bị thiểu năng trí tuệ, không thông minh, nhanh nhẹn như những đứa trẻ khác”, chị Tình ngậm ngùi.
4 năm trước anh Trọn thấy có những biểu hiện bất thường như mệt mỏi, sút cân đột ngột, đau họng, khó nuốt. Đi thăm khám thì anh chết lặng khi cầm kết luận bị ung thư hạ họng.
Anh Trọn được kết luận mắc bệnh ung thư hạ họng, đã trải qua 5 lần phẫu thuật - Ảnh: Mai Mai
Từ một người đàn ông khỏe mạnh, anh Trọn phải nghỉ việc để nằm viện giành giật sự sống. Sau 4 năm sống chung với căn bệnh hiểm nghèo, trải qua 5 ca phẫu thuật, sức khỏe anh Trọn ngày càng yếu, khối u ngày càng lan rộng, không còn khả năng đi lại.
Hiện anh đang được chăm sóc và điều trị tại phòng 212, buồng 2, tầng 2, khoa tai mũi họng, bệnh viện K3 - Tân Triều.
Vợ cắm sổ lương chữa bệnh cho chồng
Chồng con lần lượt mắc bệnh hiểm nghèo khiến cuộc sống gia đình chị Tình rơi dần vào cảnh khó khăn.
“Để có tiền chữa trị cho chồng suốt thời gian dài, tôi đã vay mượn khắp nơi, từ anh em, bạn bè đến đồng nghiệp. Tôi còn cầm cố sổ đỏ, sổ lương để vay ngân hàng hàng trăm triệu đồng. Những đồng tiền vay mượn dần cạn kiệt mà sức khỏe của chồng thì ngày càng yếu. Bây giờ tôi cũng không biết nhìn đâu để vay mượn thêm, chỉ sợ chồng phải xuất viện giữa chừng vì không tiền chữa trị”, chị Tình lo lắng.
Một mình chị Tình vừa lo cho chồng vừa chăm con trong cảnh thiếu thốn đủ bề - Ảnh: Mai Mai
Thời gian gần đây sự sống của anh Trọn gắn liền với bệnh viện. Vì bận đi dạy nên việc chăm sóc chồng, chị Tình đành nhờ hai bên nội ngoại. Cứ cuối tuần hay những lúc nghe tin chồng bệnh nặng, chị lại ra Hà Nội.
“Trong thời gian học sinh đang nghỉ học phòng dịch cúm Covid-19, tôi tranh thủ chăm sóc chồng. Hai đứa con ở nhà đứa lớn (18 tuổi) chăm sóc đứa bé (9 tuổi). Tôi chỉ ước chồng khỏe mạnh để sớm trở về cho gia đình đầm ấm, cho hai đứa con có bố bên cạnh. Hai đứa con còn quá nhỏ, nếu anh ấy có mệnh hệ gì thì mẹ con tôi biết sống như thế nào đây”, chị Tình nghẹn ngào.
24 năm tận tâm gắn bó với nghề dạy học với bao nỗi lo toan vì chồng, con bệnh tật khiến người phụ nữ này già hơn nhiều so với tuổi. Cuộc sống gia đình nữ giáo viên này rơi vào cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất, rất mong sự giúp đỡ của mọi người.