Chuẩn bị gì khi đi trượt tuyết ở Nhật Bản?

Đi trượt tuyết có lẽ là hoạt động hứng thú nhất, và cũng là lý do quan trọng khiến nhiều người yêu thích mùa đông. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho các bạn những bước chuẩn bị đầu tiên khi đi trượt tuyết ở Nhật.

Cách tiện nhất, đơn giản nhất là bám càng theo một hội nào đó, người Việt, hoặc người Nhật, hoặc một hội gaijin nào đó. Đăng kí theo họ, nộp tiền và leader sẽ chỉ cho bạn phải làm gì, vừa tiện, lại có bạn. Nếu bạn còn là sinh viên, hãy thử tìm câu lạc bộ snowboard/skiing ngay tại trường mình. Họ rất chào đón người ngoài đi cùng. Đi kiểu này bạn sẽ được dạy trượt miễn phí, bài bản Thông tin có thể search trên mạng (ví dụ kiểu như 神戸大学スノーボー), bảng tin trường hay 留学生センターở trường mình.

Vậy khi mà bạn muốn làm host và rủ bạn bè của mình đi cùng thì sao? Hãy làm theo các bước sau:

– Xác định thời gian: cuối năm, trước và trong kì nghỉ tết tây thường sẽ là thời kì các tour đạt rẻ nhất.

– Xác định địa điểm: Tuỳ vào nơi bạn ở, ý kiến chủ quan, nhưng hãy cân nhắc những tour có giảm giá như ở Seikyo. (ví dụ trên 20 người được giảm 100 yên chẳng hạn :v)

– Đặt tour/bus/hotel: tuỳ bạn đi trong ngày hay ở lại mà có thể thay đổi. Bạn hãy xem trên trang chủ của bãi trượt mà mình nhắm đến, có thể đặt tour từ trang đó luôn. Giá tùy theo thời gian, bãi trượt và tour minh chọn, nhưng thường rẻ là từ hơn 2 vạn đến 3 vạn yên.

– Trả tiền và đợi đến ngày đi

– Chuẩn bị kĩ trước khi đi. Nhớ mang giấy tờ tuỳ thân, bảo hiểm y tế, tiền mặt, vé….

Từ trên xuống dưới:

Mũ bảo hiểm: pro, nhảy nhót phóng nhanh hay gì thì mới cần

Kính goggles: bảo vệ mắt khỏi gió, tuyết, tia cực tím… tuỳ vào nhu cầu của mình mà quyết định mua hay thuê. Nếu bạn mua, hãy mua loại có 2 lớp kính, kính sẽ ít bị mù sương hơn. Theo mình thấy thì người mới trượt thường không hay dùng kính lắm, phần vì vướng víu, phần thì do mồ hôi, kính bị mờ không dùng được.

Mũ len: tự mình mang đi thì không phải thuê. Mang ít nhất 2 cái, để nếu ướt còn có để đổi.

Mặt nạ phòng lạnh: Tuỳ nhu cầu mà có thể mang hoặc không mang. Bạn có thể mua một cái trên Amazon, giá rẻ từ hơn 600 yên là đã được 1 cái đủ dùng.

Quàng cổ: cực kì cần thiết, đừng quên nhé. Tât nhiên là những đồ thế này bạn có thể mua ở bãi trượt, nhưng chuẩn bị trước sẽ tốt hơn và tiết kiệm chi phí.

Quần áo bên trong: khi trượt bạn sẽ thấy ấm lên. Wear trượt tuyết cũng rất ấm nên bên dưới chỉ cần mặc quần nỉ thể thao, áo thun, áo len mỏng/hoodies là đủ. Tất nhiên là còn phụ thuộc vào thời tiết ngày hôm đó nữa, nếu có bão tuyết thì sẽ lạnh hơn, nên mang đồ dự phòng trường hợp xấu nhất. Mang đồ đủ thay đổi trong cả chuyến đi.

Wear: nếu bạn trượt nhiều thì hãy mua một bộ, giá tiền rất đa dạng nhưng rẻ nhất khoảng trên dưới 10 nghìn yên cho một bộ trên dưới (đặt qua Amazon – nhớ check size cẩn thận nhé). Nếu đi thuê thì mỗi chuyến đi bạn sẽ mất khoảng 2500 yên (giá tham khảo). Thường các tour khách sạn bao gồm luôn cả đồ cho thuê, nhưng thường đồ xấu, có khi còn bị rách, hỏng. Muốn upgrade lên đồ đẹp thì vẫn mất từng đấy tiền.

Găng tay: nên mua một đôi, không cần đắt quá, chỉ cần vừa size, giá tầm 2000 yên (giá tham khảo)

Bít tất: mang mấy đôi loại dài đến chấm đầu gối, bảo vệ ống chân. Ván trượt và giày trượt: một năm đi trượt 2 lần trở xuống thì hãy dùng đồ thuê.

Ngoài ra:

Đồ linh tinh: kem chống nắng, sáp nẻ, kairo, thuốc cảm cúm, đi ngoài, nhiệt kế, salonpas, bông băng….

Phụ kiện: máy ảnh, máy quay, go pro, sạc điện các kiểu, đồng hồ báo thức, móc treo quần áo, uno hay bài và các đồ chơi party khác….

Đồ ăn: đồ ăn sáng ngay hôm tới, đồ ăn thêm, ăn vặt và các đồ uống liên quan… Lên núi tuyết mà mua mấy thứ này hơi bị khó luôn :)) Ngoài ra nếu đi trong ngày bạn có thể mang bento/onigiri đi để ăn, bạn sẽ không phải xếp hàng lâu trong quán và sẽ có nhiều thời gian trượt hơn.

Chú ý khi đi trượt:

Cẩn thận ướt/rơi mất điện thoại, máy ảnh (nhét vào túi bóng cho khô, vì kể cả túi ngực trong vẫn có nguy cơ bị ướt)

Mang theo tiền ăn trưa (mang tầm 1 đến 2 sen để không bị thiếu nhé)

Theo mình thấy thì ngã càng nhiều càng nhanh biết trượt, thất bại là mẹ thành công

Chú ý khi ra về:

Tránh quên đồ, trả thẻ IC lift (nếu nơi bạn đến dùng thẻ này)

Nguồn: Isenpai

Tags:
Du học sinh và chuyện bạn bè rộn ràng cưới trên facebook

Du học sinh và chuyện bạn bè rộn ràng cưới trên facebook

Thời điểm cuối năm, khi mà năm gần hết, cũng là thời điểm rộn ràng cho các cặp đôi về chung một nhà. Ở một đất nước khác, tôi lơ mơ cảm nhận được cái không khí hối hả của mùa cưới.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất