Chủ trương của Nhật đối với đơn vị sử dụng và cơ quan giám sát lao động người nước ngoài

Chính phủ Nhật đã công bố mức hình phạt nghiêm khắc hơn đối với người sử dụng lao động và cơ quan giám sát trong trường hợp để xảy ra hiện tượng thực tập sinh mất tích.

Cụ thể, Cơ quan Dịch vụ xuất nhập cảnh cho biết chỉ cần một vài trường hợp thực tập sinh bỏ trốn, người sử dụng lao động liên quan nếu như bị phát hiện có các hành động bất hợp pháp như không trả lương thì sẽ bị cấm nhận thực tập sinh mới.

Số lượng thực tập sinh mất tích đang gia tăng với con số 9.052 trường hợp (năm 2018), tăng 1.963 người so với năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2019 con số này đã đạt tới 4.499 người (tăng 256 người so với cùng kì năm trước). Theo kết quả khảo sát vào tháng 3 của Bộ Tư pháp, 15% trong số 5.218 thực tập sinh bỏ trốn vì bị người sử dụng lao động đối xử bất công trong đó có vấn đề làm quá giờ, không trả lương.

Chương trình thực tập sinh kĩ năng là chương trình đào tạo do Chính phủ tài trợ được giới thiệu vào năm 1993 nhằm mục đích chuyển giao kỹ năng cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên nó cũng nhận nhiều chỉ trích cả trong và ngoài nước vì các ý kiến này cho rằng nó là vỏ bọc để sử dụng lao động với chi phí thấp.

Cơ quan xuất nhập cảnh này sẽ viết thư gửi các cơ quan giám sát để nhận được hợp tác cũng như tiến hành khảo sát trên người lao động để kiểm tra xem có thực trạng nợ lương hay vi phạm nhân quyền hay không.

Theo The Mainichi

Tags:
Câu chuyện đằng sau những trái dưa tiền tỉ của Nhật Bản: Căn nguyên từ tình yêu bất diệt của người trồng cây

Câu chuyện đằng sau những trái dưa tiền tỉ của Nhật Bản: Căn nguyên từ tình yêu bất diệt của người trồng cây

Chuyện thực khách sẵn sàng trả hàng ngàn đô cho một bữa ăn trong một khách sạn hạng sang là bình thường. Riêng trả giá cao ngất cho người nông dân trồng ra sản phẩm thì hơi hiếm, chỉ phổ biến ở Nhật.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất