Chia sẻ về sốc văn hóa của người Nhật sống tại Việt Nam – Những thói xấu của người Việt Nam
Chính vì vậy việc xin Visa đi Nhật ở Lãnh sự quán, Đại sứ quán Nhật Bản cũng trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều.
Theo tôi được biết, quan hệ hai nước trước giờ vẫn luôn tốt đẹp, chình vì vậy không có gì lạ khi du lịch giữa hai nước đang phát triển rất khả quan.
Ảnh Báo Công thương
Tuy nhiên xung quanh đó cũng có những thông tin người Việt trộm cắp, làm điều xấu ở Nhật. Liệu những điều này có ảnh hưởng đến cái nhìn của người Nhật với người Việt? Hãy cùng hỏi người Nhật những điều họ không thích ở người Việt Nam nhé.
Câu hỏi đặt ra là:
“Những thói quen của người Việt Nam mà bạn không thích ?”
Dưới đây tôi sẽ trình bày các câu trả lời theo thứ tự.
1. Không tuân thủ quy tắc giao thông
Ảnh Lao Động Thủ đô
Điều này quả thật rất khó chấp nhận, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Ở Nhật tôi rất hiếm khi gặp trường hợp đi ngược chiều hoặc không tuân thủ theo tín hiệu đèn giao thông.
Thế nhưng ở Việt Nam, dù là vỉa hè dành cho người đi bộ, thế mà trên đó lại ngập tràn xe máy, chạy đủ các chiều.
Chưa kể họ lại còn bấm còi ầm ỹ. Đèn chưa hết đỏ đã thấy người sau hối thúc người trước đi. Vài tiếng còi đâu có làm cho đường hết tắc !
Chỉ cần nhìn thôi đã thấy mệt mỏi chứ đừng nói trực tiếp tham gia vào giao thông phức tạp ở Việt Nam.
2. Thường xuyên bị sốc ngôn ngữ
Ảnh Topanhdep.net
Nói rõ hơn thì đây chính là vấn đề về “rào cản ngôn ngữ”.
Ví dụ, khi gọi ai đó, người Việt sẽ nói “…ơi”, nhưng người Nhật chúng tôi chỉ nghe được “Oi”.
Tương tự, nếu người kia không nghe rõ sẽ trả lời là “hả/dạ”, thế nhưng cái chúng tôi nghe là “Ha !”.
Trời ơi, đó là những từ người Nhật hay sử dụng khi định gây lộn với ai đó mà.
Dù tôi biết đó là tiếng Việt, thế nhưng khi đối chiếu sang tiếng Nhật lại mang nghĩa xấu, do đó người Nhật không tránh khỏi bị giật mình.
3. Vứt rác ở đâu cũng được
Ảnh Đẳng cấp Camera
Những ai đã từng đi Nhật chắc cũng biết rồi, hoặc ai chưa từng đi Nhật chắc cũng có nghe nói. Ở Nhật, người dân không vứt rác trực tiếp ra đường mà cho vào thùng rác, hoặc nếu không có thùng sẽ đem rác về nhà vứt.
Ngay cả khi dắt chó đi dạo, chủ cũng phải chuẩn bị túi nilon để có thể hốt phân chó mang về.
Tất nhiên tôi không nói là không có trường hợp ngoại lệ, ở Nhật vẫn có những người vô ý thức.
Thế nhưng phán xét dành cho những người này ở Nhật rất khắt khe, trong khi ở Việt Nam lại khá hời hợt.
4. Vừa nói vừa chỉ tay vào mặt người khác
Ảnh aFamily
Đây cũng là một thói quen khá khó chịu. Chỉ tay vào mặt người khác, dù có ở khoảng cách xa cũng là hành động thất lễ, chỉ dùng khi có ý cãi nhau với người khác.
Không chỉ người Nhật đâu, mà tôi nghĩ ai cũng có thể cảm thấy khó chịu với hành động này.
5. Không xếp hàng
Tất nhiên người Nhật rất khắt khe trong chuyện xếp hàng, nên việc đánh giá sẽ có phần không chính xác. Thế nhưng có nhiều người Việt Nam tôi nhận thấy rất lơ là chuyện xếp hàng đấy.
6. Không giữ khoảng cách với người khác
Ảnh sidecaredge.com
Tôi nhận thấy trong lúc trò chuyện, cũng như đi bộ cùng với người Việt, khoảng cách cơ thể là khá gần. Có lẽ suy ngẫm về khoảng an toàn cá nhân của người Việt hẹp hơn người Nhật.
Chính vì vậy có rất nhiều anh người Nhật đã bị ăn dưa bở khi nói chuyện với phụ nữ Việt Nam. “Ơ kìa, cô ấy thích tôi hả? “. Đương nhiên là không rồi, cô ấy chỉ đang thân thiện thôi.
7. Cách ăn hơi…bẩn
Có rất nhiều người Việt tôi gặp lúc ăn cơm há miệng khá to, đồng thời tạo ra âm thanh nhóp nhép khá khó chịu.
Cái này không chỉ người Nhật nhận xét đâu nhé, tôi nghĩ đây là tiêu chuẩn ăn uống trên thế giới đấy.
8. Trang phục quá gợi cảm
Ảnh Tin tức giải trí
Đây là trải nghiệm của tôi khi nhờ một người quen Việt Nam dắt đi mua quần áo cho một buổi họp quan trọng.
Tôi nhận thấy trang phục của những nhân viên nữ ở cửa hàng đấy có phần gợi cảm hơi quá. Họ thường kết hợp áo T-shirt lộ rốn với quần short Jean ngắn sao?
Hay thậm chí là trang phục xuyên thấu cơ !!!
Có lẽ tôi già rồi…
Thế nhưng lúc đi bộ mà mặc thế nhất định sẽ bị rất nhiều người nhìn đấy, không ngượng nhỉ?
9. Ít khi xin lỗi
Ảnh Tu Viện Tường Vân
Có lẽ lý do người Nhật nhận thấy người Việt ít khi xin lỗi là vì văn hóa người Nhật xin lỗi quá nhiều chăng?
Thế nhưng cũng có vài lời xin lỗi của người Việt chẳng có thành ý gì cả. Xin lỗi ngắn gọn, đối thoại gián đoạn, kết thúc là cãi vã. Vậy thì xin lỗi làm gì nhỉ?
Đó là những ý kiến tôi thu thập được từ những người Nhật đang sống ở Việt Nam và cả từ chính trải nghiệm của tôi nữa.
Ngược lại, tôi nghĩ người Việt cũng sẽ có rất nhiều điều để nói về người Nhật, vì thế cứ hãy cởi mở với nhau nhé.
Tôi hy vọng từ những chia sẻ như thế này, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ ngày càng tốt đẹp hơn nữa. Hai nên văn hóa có thể xích lại gần nhau hơn.
Tôi cũng ghi nhận người Nhật cũng có điểm chưa đúng, và sẽ sửa chữa.
Nguồn: Japo.vn
Những câu cửa miệng của người Nhật mà bạn nên biết
Có thể bạn không để ý nhưng người Nhật có một số câu nói thông dụng mà cứ mở miệng ra là sẽ sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu những mẫu câu ngắn gọn đó nhé.