Chỉ cần biết điều này, có phải gặp Kanji bao nhiêu nét đi nữa cũng không sợ!
Đến với tiếng Nhật, Hiragana và Katakana đã là khó ‘nuốt’, song Kanji được xem là một trở ngại ‘đáng sợ’ làm chùn chân của không ít những người muốn nắm bắt ngôn ngữ này. Thế nhưng, Kanji lại có vai trò rất quan trọng, bởi vì nó chiếm đến 80% trong tiếng Nhật.
Cách cấu tạo phức tạp
Xét về mặt cấu tạo, chữ Kanji được tạo nên từ Lục thư bao gồm tượng hình, chỉ sự, hội ý, hài thanh, chuyển chú và giải tá.
Tượng hình (象形): vẽ hình tượng của sự vật để tạo nên chữ, tùy theo thể mà thêm bớt như Nhật (日) – mặt trời, Nguyệt (月) – mặt trăng, Hỏa (火) – lửa…
Chỉ sự (指 事): vẽ trừu tượng để chỉ sự vật, nhìn mà xét ra ý như Thượng (上)- trên, Trung (中)- giữa, Hạ (下)-dưới…
Hội ý (會意) hay tượng ý (象意): ghép từ hai hay nhiều ký tự tượng hình để biểu thị ý nghĩa của chữ. Ví dụ như chữ Lâm(林)- hai chữ Mộc hợp lại thành rừng cây, Sâm (森) – nhiều cây sẽ hợp lại thành rừng; Minh (明) – Nhật nguyệt mà hợp lại thì còn gì sáng bằng.
Hình thanh (形聲) hoặc tượng thanh (象聲): lấy sự làm tên, mượn thanh để hợp thành, đây là cách ghép thông dụng nhất để hình thành Kanji, bao gồm một phần chỉ nghĩa, một phần chỉ thanh. Ví dụ: chữ Tưởng (想) bao gồm chữ Tướng (相) ở trên chỉ âm và bộ Tâm (心) ở dưới chỉ nghĩa hồi tưởng hay tưởng tượng…Khoảng 80% chữ Kanji được tạo theo kiểu này.
Chuyển chú (転注): dùng chữ có cùng bộ thủ, thanh âm và nghĩa tương cận để chú thích cho nhau. Ví dụ như từ Khảo (考) và Lão (老) có âm gần nhau lại vừa có nghĩa là “già” nên có thể dùng làm một cặp chuyển chú.
Kanji của Lão và Khảo
Giả tá (仮借): dùng chữ đồng âm thay cho chữ có nghĩa mới. Ví dụ như mượng từ Trường (長) – dài làm thành chữ Trưởng (長) – lớn.
Người học tiếng Nhật có thể dựa vào những đặc điểm này để nhận biết và phân tích các chữ Kanji. Kế tiếp là học 214 bộ thủ, trong đó từ bộ 1 đến 100 thường sử dụng nhất.
Trong Lục thư cấu tạo Kanji, bốn cách đầu thường được sử dụng nhất, còn hai cách sau chủ yếu được dùng để chơi chữ, cách thứ ba “Hội ý” có thể tạo ra nhiều Kanji cực kỳ phức tạp.
Nếu phân tích theo cách hội ý, bạn có thể liên tưởng và nhớ từ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đầu tiên căn cứ theo Đại Hán Hòa Từ Điển, chúng ta sẽ đi từ ví dụ những từ Kanji đơn giản có ít nét:
女 Nữ (con gái, phụ nữ)
2 chữ 女 ghép lại sẽ có 2 trường hợp: 奻 (gây gổ, cãi nhau), 㚣còn có cách viết là 姣 (xinh đẹp)
3 chữ 女 ghép lại sẽ thành 姦 hay còn được viết là 奸 / 姧 (gian dâm)
人 Nhân (người)
2 chữ 人 ghép lại 仌 chính là cách viết cổ của
3 chữ 人 sẽ là 众 đông đúc, đông người
Các trường hợp phức tạp trong cách hội ý của Kanji không chỉ có 3 ký tự ghép mà có cả cách ghét từ 4, 5, 6 và 8 ký tự.
3 ký tự 三文字 (さんもんじ-Sanmonji)
Tou/dou: rồng bay
4 ký tự 四文字 (よんもんじ – Yonmonji)
? dị thể của 虞 (おそれ – sợ hãi)
Ví dụ điển hình của cách hội ý 4 ký tự Kanji có 64 nét
Sei: từ này không có nghĩa trong từ điển
Techi/Tetsu :“Đa ngôn lắm lời, dài dòng lê thê”
Chữ này đồng thời cũng là chữ Hán có nhiều nét nhất trong tiếng Trung Quốc, tuy nhiên vẫn chưa phải là chữ có nhiều nét nhất trong Kanji của tiếng Nhật.
5 ký tự 五文字 (ごもんじ – Gomonji)
Cách viết cổ của chữ Mãnh 盜 (trộm cắp)
Trường hợp 5, 6 và 8 ký tự ghép lại đều là những chữ cổ trong tiếng Nhật hiện đại hoàn toàn không sử dụng, không có âm thuần Nhật, chỉ có âm Hán Nhật và không hiện hữu trong bảng mã Unicode.
Ví dụ như:
6 ký tự 六文字 (ろくもんじ – Rokumonji)
8 ký tự八文字 (はちもんじ – Hachimonji)
Trường hợp đặc biệt, Taito/ Otodo được xem là Kanji có số nét nhiều nhất với 84 nét, được ghép từ 3 chữ Long (龍) và 3 chữ Vân(雲).
Taito/Otodo có nghĩa là “ 竜が空で飛ぶのように – Rồng đang bay trên trời” . Theo một tờ báo năm 2002 ở Kumamoto, từ này đã xuất hiện trong tên của một vài người vào những năm 1960 và nó vẫn tồn tại trong phần mềm từ điển Kanji 今昔文字鏡 (Konjaku Moji Kagami)
Thỉnh thoảng nó vẫn xuất hiện trên các chương trình truyền hình như một ví dụ điển hình về sự phức tạp, khó nhằn của Kanji. Theo tổng quan, thì những từ này không quá khó chỉ là quá nhiều nét thôi! Chỉ cần bạn nhớ nó được ghép từ những chữ nào ắt sẽ hình dung ra được.
Tuy nhiên, những Kanji này thuộc dạng hiếm gặp, người học Kanji chỉ cần nhớ và nhận biết những từ thông dụng. Hơn nữa, bản thân người Nhật cũng khá lạ lẫm với những Kanji lằng nhằng này. Chẳng ai nhớ nổi và viết ra được những chữ có quá nhiều nét thế đâu. Vì thế ai mà tên đặt theo kiểu này, mỗi lần ký tên chắc bất tiện lắm đây!
Theo: nguoivietonhat.com
5 thực phẩm ngăn ngừa ung thư người Nhật ưa dùng
Người Nhật từ lâu đã tự hào vì đất nước mình không chỉ có tuổi thọ trung bình cao kỷ lục mà còn có tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính hay ung thư thấp nhất thế giới.