Câu chuyện thú vị lột tả sự im lặng vốn có của người Nhật

“Không làm phiền” chính là nguyên tắc sống bấy lâu nay của người Nhật. Kể từ khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, người Nhật vẫn giữ nguyên tắc này đến ngày nay.

 

Điều gì cũng có hai mặt, tích cực và tiêu cực. Quan trọng chúng ta nhìn nhận như thế nào về vấn đề.

Không thể phủ nhận rằng, “không làm phiền” là suy nghĩ tiêu cực, sợ sệt, nhút nhát. Trái lại, nguyên tắc này còn là niềm tự hào của người Nhật, nền văn minh cùng từ đây mà thành.

Điều đó không có nghĩa chuyện gì cũng “không làm phiền”. Thiết nghĩ, nguyên tắc này nên áp dụng ở những nơi công cộng như tàu điện, rạp chiếu phim…sẽ làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Còn đối với những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, làm phiền một chút cũng chẳng ảnh hưởng đến ai.

Nguồn hoptacquocte

Câu chuyện dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được rắc rối sẽ đến với mình khi làm dụng nguyên tắc “không làm phiền”.

Tại các nhà hàng Nhật bình dân như quan Ramen, gần như tất cả chỗ ngồi đều ngay tại quầy, nơi đầu bếp chế biến. Một số hộp đựng đũa có thể ở trước mặt của người khác dẫn đến tình trạng tiến thoái lưỡng nan, căng thẳng đối với một số người Nhật

Lý do rất đơn giản, chỗ ngồi của thực khách được bố trí như vậy sẽ đỡ tốn thời gian vận chuyển. Các nhà hàng thường để một số hộp đựng đũa trên quầy, cùng với bình nước và gia vị, để thực khách có thể thoải mái lấy bất cứ thứ gì họ cần.

Nguồn medium

Nếu không có đũa ở trước mặt, bạn có thể dễ dàng tiến đến và lấy một đôi từ hộp đựng đũa bên cạnh. Nhưng đối với người Nhật, điều này dễ nói hơn là thực hiện. Bởi vì họ cảm thấy lo lắng hoặc khó xử khi tiếp cận một người hoàn toàn xa lạ đang ăn.

Nguồn atpos

Một người sử dụng diễn đàn Internet 2channel của Nhật gần đây chia sẻ, anh ta đã vào một nhà hàng thịt bò , gọi món, sau khi món ăn đến, anh nhận thấy hộp đựng đũa ở trước mặt người ngồi cạnh anh ta. Chuyện gì xảy ra tiếp theo, hẳn bạn cũng biết.

“Tôi đã ngồi ở đây 15 phút”, anh ấy không thể lấy cho mình một đôi đũa. “Giờ đây thức ăn của tôi đã lạnh…”.

Một số người bình luận khác nói rằng họ cảm thấy tượng tự trong tình huống như vậy “Tôi hoàn toàn hiểu ý của anh. Tôi còn cảm thấy hồi hộp khi nói chuyện với nhân viên nhà hàng”, một người nói.

Người khác nói thêm: “Tôi có thể lấy đũa, bởi vì tôi cần chúng để ăn, nhưng tôi luôn luôn ngần ngại lấy gia vị nếu chúng không nằm trước mặt tôi”.

Nguồn tourchaua

Vẫn có biện pháp làm giảm sự lo lắng của người Nhật đó là tại nhiều nhà hàng Nhật, gọi món được thực hiện bằng cách mua một vé ăn từ máy bán tự động ngay lối vào. Sau đó, đưa vé cho người phục vụ hoặc đầu bếp, không có bất kỳ lời nói nào và chỉ có sự tương tác, giao tiếp tối thiểu.

Những thực khách nhút nhát có thể bị cuốn hút bởi các cơ sở như vậy và đối với họ, khó có thể làm phiền những thực khách khác nếu họ đến đây.

Đối với chúng ta, việc làm phiền một người nào đó để lấy một đôi đũa hoặc một ít gia vị từ bàn của họ là không quá khó và chẳng ai bận tậm về điều này. Thậm chí, chúng ta có thể trò chuyện thoải mái với người xa lạ khi ngồi chung bàn.

Nguồn btovietnam

Phải chăng sự nhút nhát, rụt rè của người họ quá lớn?

Hay là do người Nhật ngày càng lãnh cảm với nhau, chỉ thích cuộc sống một mình, không bạn bè, không người yêu?

Nói đi phải nói lại. Điều đáng học hỏi của người Nhật chính là nguyên tắc này.

Họ luôn đặt lợi ích của cộng đồng đi trước lợi ích cá nhân, luôn thay đổi bản thân để phù hợp với cộng đồng. Mỗi công dân từ khi còn rất nhỏ đã được dạy dỗ như thế. Mọi hành đồng, việc làm của bản thân không được làm phiền đến người khác, dần dần tạo thành thói quen, rồi hình thành tính cách và cuối cùng là lòng tự tôn rất Nhật Bản như ngày nay.

Thiết nghĩ, điều gì cũng có mức độ. Nếu chúng ta cư xử nhỏ nhặn, nhẹ nhàng, châm rãi vào nói “sumimasen” hoặc “shitsurei shimasu” mỗi khi vào nhà hàng thì chúng ta có thể lấy bất cứ thứ gì mình cần mà không sợ làm phiền ai cả.

Người Nhật rất đáng học hỏi, nhưng không phải điều gì cũng “ôm hết” vào người, chọn lọc chính là biện pháp cần thiết nhất.

Nguồn: Japo.vn

Tags:
“Này cô dâu bỏ trốn! Em có hiểu nỗi lòng chàng trai người Nhật?”

“Này cô dâu bỏ trốn! Em có hiểu nỗi lòng chàng trai người Nhật?”

Nỗi niềm xa quê hương như vết thương mãi không lành của những người con gái đi lấy chồng xa.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất