Cảnh giác với hiện tượng tin nhắn giả mạo
Tức là các tin nhắn thật và tin nhắn giả nằm chung với nhau cùng trên một màn hình phía người gửi (là doanh nghiệp thật).
Sau khi tiến hành điều tra công ty cho biết việc này khả năng là do có dịch vụ SMS quốc tế cho phép gửi các Short Message từ nước ngoài. Với dịch vụ này tên người gửi có thể thiết lập tự do nên nếu như giống với tên một công ty bán hàng online nào thì chắc chắn nó sẽ gửi tới người nhận vào cùng với màn hình của tin nhắn thật.
Tin nhắn thật giả nằm cùng trên một màn hình từ một người gửi
Ý đồ của hành động này là đánh cắp thông tin cá nhân để sử dụng với mục đích xấu. Tin nhắn thật và giả không những cùng trên một màn hình (từ 1 người gửi) mà hình thức của tin nhắn giả rất giống tin nhắn thật nên khó có thể phát hiện được.
Công ty bảo mật thông tin yêu cầu các doanh nghiệp cần có các biện pháp để đối phó với nguy cơ bị mạo danh khi kẻ xấu sử dụng chức năng SMS quốc tế và người dùng nên sử dụng các ứng dụng bảo vệ an toàn thông tin để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.
30% điện thoại trong các vụ lừa đảo đặc biệt tại Nhật Bản đứng tên người Việt Nam
Theo NHK
Osaka Metro bắt đầu thử nghiệm cổng soát vé với công nghệ nhận dạng khuôn mặt
Công ty Osaka Metro hôm thứ 3 vừa qua đã bắt đầu thử nghiệm cổng soát vé tự động thế hệ tiếp theo được trang bị hệ thống nhận diện khuôn mặt tại nhà ga Dome-mae Chiyozaki.