Cậп kề cái cɦếɫ, пgười vợ cầu xiп ɱọi пgười dɑпg ɫɑy cứu cɦồпg bệпɦ пặпg
Tôi đến căn nhà ấy và chứng kiến hình ảnh người đàn ông với khuôn mặt hốc hác, một bên mắt đã biến dạng bởi căn bệnh ung thư gan đã đến thời kỳ di căn lên não đang cầm tay vợ trong muôn vàn nỗi đau đớn tuyệt vọng.
Chỉ trong vòng 2 năm, cả hai vợ chồng anh Lê Văn Biểu (SN 1962), chị Lê Thị Liên (SN 1964, thôn 4, xã Quảng Hòa, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) cùng phát hiện căn bệnh ung thư hiểm nghèo. Không có tiền, cả hai vợ chồng đều xin bệnh viện trở về uống thuốc cầm cự qua ngày.
Hai vợ chồng cùng bị ung thư như không có tiền đi viện điều trị.
Chị Liên vừa trở về bệnh viện được 2 ngày, hàng xóm đến thăm hỏi động viên, ai cũng lặng người đi trước gia cảnh khốn cùng của anh chị.
Chị nằm trên giường, gương mặt đờ đẫn, có lẽ nỗi đau thể xác và cả nỗi đau tinh thần như muốn xé toang cơ thể người phụ nữ này, từng tiếng thở hắt ra cũng trở nên khó nhọc. Thế nhưng, chị vẫn cắn răng chịu đựng. Chị biết phải làm sao lúc này đây, khi mà chồng chị, anh cũng đang đau đớn vật lộn với căn bệnh ung thư gan đã 2 năm nay rồi.
Gặp tôi, chị chỉ khóc, nước mắt cứ đua nhau lăn ra trên khuôn mặt hốc hác đang chằng chịt dây thở. Không nói được nhiều, chị chậm rãi nói từng tiếng khiến tôi phải cố gắng lắm mới có thể nghe được. Đó là lời cầu cứu “chị không biết cầm cự được bao lâu, nhưng xin hãy cứu anh. Đã mấy tháng nay chị bệnh, anh không còn đồng nào để lấy thuốc rồi…”. Người phụ nữ bất hạnh ấy chỉ nói được bấy nhiêu, còn lại là nước mắt. Từng lời chị nói như những lưỡi dao cứa vào tim tôi đau thắt lại.
Người phụ nữ vì thương chồng mà không dám nằm viện điều trị.
Hai năm trước, án tử cũng treo trên đầu anh Biểu khi phát hiện bệnh ung thư gan. Trải qua 3 cuộc phẫu thuật, những vết mổ chằng chịt trên cơ thể người đàn ông này cũng không khiến cho căn bệnh biến mất.
Không còn tiền, anh trở về nhà với đơn thuốc bác sĩ kê 1,6 triệu đồng/ngày. Để níu kéo sự sống cho anh, chị Liên đã vay mượn khắp nơi, cầm cố cả căn nhà đang ở để có thể duy trì thuốc cho chồng. Thế rồi, ông trời vẫn không buông tha, một lần nữa bất hạnh lại giáng xuống cái gia đình khốn khổ này.
Anh Biểu bị ung thư đã di căn lên não khiến một bên mắt biến dạng.
Tháng 8 năm ngoái, chị phát hiện những cơn đau, nhưng rồi gia cảnh khó khăn quá, chị không đi khám mà cứ uống thuốc rồi chịu đựng như vậy. Cách đây 10 ngày, không thể chịu đựng được nữa, chị mới đến bệnh viện và rồi bác sĩ kết luận chị bị ung thư dạ dày đã ở giai đoạn cuối rồi.
Biết cả hai vợ chồng cùng bị bệnh, bà con trong xã thương tình gom góp cho được hơn chục triệu đồng. Chị xác định cái chết treo lơ lửng trước mắt nên đã xin về, nhường số tiền đó để cho anh lấy thuốc.
Ngồi bên vợ, một bên mắt đã biến dạng, còn một bên nhìn không còn rõ nữa, nỗi bất lực hằn rõ trên khuôn mặt hốc hác của anh Biểu. Người đàn ông này nghẹn ngào: “Lúc anh đớn đau nhất thì vợ anh làm đủ mọi cách để anh được chữa trị, giờ đến lượt vợ bị bệnh thì anh không biết phải làm cách nào. Nhìn vợ trở về nhà, chịu đựng những cơn đau đớn như vậy anh còn đau hơn cả những nỗi đau bệnh tật mà mình đang chịu đựng bấy lâu.
Vợ chồng có được 2 đứa con thì đều làm công nhân cả, nhưng mấy tháng nay dịch bệnh, công ty cũng cho nghỉ hết rồi. Giờ miếng ăn của chúng nó còn phải chạy từng bữa thì làm sao mà lo cho mình được”.
Những vết mổ chằng chịt trên cơ thể anh Biểu.
Ông Lê Xuân Thanh, chú ruột của anh Biểu ngậm ngùi kể lại: “Không biết kiếp trước làm gì mà kiếp này nó khổ cả cuộc đời. Lúc sinh ra được vài tháng thì bố đi chiến đấu trong chiến trường phía Nam hy sinh. Được thời gian thì mẹ đi lấy chồng, phải ở với ông nội, đói khổ vô cùng. Sau này, lập gia đình rồi thì cái nghèo vẫn đeo đuổi cho đến giờ thì bệnh tật cả hai vợ chồng”.
Rời căn nhà ấy, những ánh mắt cầu cứu cứ ám ảnh khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Phải chi trong đớn đau bệnh tật, những con người khốn khổ trong bước đường cùng ấy vẫn tìm thấy chút ánh sáng dù là mong manh....
Quặп lòпg cảпɦ bố ɱẹ già xiп ɫừпg cɦiếc quầп áo cũ lóɫ cɦỗ cɦo coп пằɱ: 'Bán hết gia tài chữa bệnh cho con'
“Vợ chồng tôi còn sống ngày nào thì chăm ngày đó, rồi đến lúc chúng tôi nằm xuống không biết nó sẽ ra sao”, bà Hai vừa nói, vừa dùng đôi tay nhăn nheo cầm chiếc xi lanh để đút cháo cho con.