Cách sử dụng chính xác kính ngữ trong tiếng Nhật

Các bạn có thường sử dụng kính ngữ 1 cách chính xác không nhỉ? Cả cách chia tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ và cách nói lịch sự, các bạn đã nắm chắc hết chưa? Việc nắm rõ, hiểu cách sử dụng chính xác của kính ngữ là 1 điều kiện cơ bản, không chỉ là đối với nhân viên công ty mà ngay cả cho những người đi phỏng vấn xin việc.

Hãy luôn ghi nhớ rằng kính ngữ trong tiếng Nhật vô cùng quan trọng, việc học không cẩn thận có thể khiến đối phương hiểu nhầm thành ý của mình, gây mất thiện cảm đối với đối phương. Vậy nên không được lơi là mà hãy học kính ngữ sao cho sử dụng một một cách chính xác nhất có thể. Từ đó có thể tự tin để giao tiếp khiến mối quan hệ trên dưới không bị khó khăn.

Và dưới đây, Dekiru Nihongo – Website hàng đầu dành cho người tự học tiếng Nhật sẽ giới thiệu cho các bạn cách sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật một cách chính xác nhất.

1. Cách gọi tên chính xác :

Khi nói đến những việc liên quan đến bản thân, hay khi gọi tên 1 người khác, hãy cùng sử dụng cách gọi chính xác nhé. Hãy xem bảng dưới đây.

2. Cách chào hỏi chính xác :

 

Khi đã trở thành 1 shakaijin (1 người trong xã hội) (ví dụ như bạn đang hướng đến sau này sẽ trở thành 1 nhân viên làm trong ngành hàng không chẳng hạn) thì việc chào hỏi đúng cách là 1 điều đương nhiên.

Chúng mình cùng xem cách chào hỏi đúng cách, lại mang lại ấn tượng, cảm giác tốt dưới đây nhé.

3. Các loại kính ngữ :

Kính ngữ có 3 loại: tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ và thể lịch sự.

– Tôn kính ngữ: là từ dùng để tôn kính đối phương, dùng để làm cao, nâng cao hành động, trạng thái của đối phương. 「お~になる」「ご~になる」「れる」「られる」「なさる」thường được thêm vào sau.

– Khiêm nhường ngữ: là từ dùng để hạ thấp bản thân xuống, tôn kính đối phương 1 cách gián tiếp. 「お~する」「ご~する」thường được thêm vào sau.

– Thể lịch sự:

Ví dụ: (Các bạn hãy làm bài tập bằng cách thử dịch lại nghĩa tiếng Việt của các ví dụ dưới đây nhé)

①山田さんが電車で空港に来る  (尊敬語で表すと) → 山田様が電車で空港にいらっしゃいます。

②私が電車で空港に行く  (謙譲語で表すと) → 私(わたくし)が電車で空港に参ります。

③山田さんがそう言っていました。  (尊敬語で表すと) → 山田様がそうおっしゃっていました。

④私がそう言いました。  (謙譲語で表すと) → 私(わたくし)がそのように申しました(申し上げました)。

⑤どこで聞きましたか?  (尊敬語で表すと) → どちらでお聞きになりましたか?

⑥そこで聞きました。  (謙譲語で表すと) → そちらで伺いました。

⑦山田さんがそろそろ帰ります。 → 山田様がそろそろお帰りになります。

⑧私はそろそろ帰ります。  (謙譲語で表すと) → 私(わたくし)はそろそろ失礼致します。

⑨どうぞ、食べてください。  (尊敬語で表すと) → どうぞ、召し上がってください。

⑩私はこのケーキを食べます。  (謙譲語で表すと) → 私(わたくし)はこちらのケーキを頂きます(頂戴いたします)。

4. Tổng hợp các cách dùng dễ gây nhầm lẫn:

Ký hiệu trong bài viết : × – Sai ○ – Đúng △ – Chưa chính xác

×  お客様が10時に参られる予定です。

○  お客様が10時にいらっしゃる(お見えになる)予定です。

Giải thích:「参る」は謙譲語ですのでお客様を指す場合は不適切です。(参る Là khiêm nhường ngữ, không được dùng cho khách hàng. )

×  商品はこちらでよろしかったでしょうか。

○  商品はこちらでよろしいでしょうか。

Giải thích: これは最近多い間違いです。現在の事を過去形にして伝えないように注意しましょう。(đây là lỗi hay sai, thường gặp nhất gần đây. Sự việc xảy ra ở thời hiện tại thì không được chia về thì quá khứ)

×  先生がさっきそうおっしゃられました。

○  先生がさっきそうおっしゃいました。  

Giải thích: 一見正しいように見えますが、「おっしゃられる」は「おっしゃる」と「られる」という二つの敬語を含んでいます。これは二重敬語と言って誤った使い方です。(mới nhìn qua ta sẽ thấy không có gì sai cả nhưng để ý kĩ thì thấy người nói đã dùng おっしゃる và られる cùng 1 lúc, đây chính là cách sử dụng nhẫm lẫn, dùng 2 kính ngữ 1 lúc)

×  (自分の上司を指して)田中部長は外出されています。

○  (自分の上司を指して)只今田中は外出しております。

Giải thích: 普段は上司に対して尊敬語を使っていても、外部の方に対しては謙譲語にして使います. (bình thường ta sẽ dùng kính ngữ với cấp trên nhưng khi nói với người ngoài, người bộ phận khác thì ta sẽ phải dùng khiêm nhường ngữ)

×  (上司に対して)ご苦労様です。

○  (上司に対して)お疲れ様でした。

Giải thích:「ご苦労様」は目上の人が目下の人に使う表現です。(ご苦労様 là từ người trên dùng để nói với người dưới)

△  すいませんがもう一度見せていただけないでしょうか?

○  恐れ入りますがもう一度見せていただけないでしょうか。

Giải thích: 「すいません」「すみません」を「恐れ入ります」と表現するとより丁寧に感じられます。(dùng 恐れ入ります thay cho すみません và すいません sẽ tạo cảm giác lịch sự hơn)

×  お名前の方は?

○  お名前を伺ってもよろしいでしょうか。    お名前をお聞かせ願えますでしょうか。

Giải thích:「~の方は」というのはよくファミリーレストランやコンビニで使われる間違った言葉遣いです。(~の方は là từ rất hay bị dùng nhầm trong các cửa hàng conbini hay các quán ăn gia đình)

×  1000円からお預かりいたします。

○  1000円、お預かりいたします。

*これもよくファミリーレストランやコンビニで使われる間違った言葉遣いです。(là từ rất hay bị dùng nhầm trong các cửa hàng conbini hay các quán ăn gia đình)

×  こちらが航空券になります。

○  こちらが航空券でございます。

*「~になる」という表現は、「~に成る」という場合以外には使わないようにしましょう。 ( ~になる hãy sử dụng theo đúng nghĩ của nó, trở thành, trở nên gì đó..)

Rắc rối một chút nhưng nếu đọc kĩ bài viết này và cố gắng luyện tập thật nhiều, bạn sẽ làm chủ được tôn kính ngữ và khiêm nhưỡng ngữ. Nhớ là hãy sử dụng chúng thật chính xác nhé. Tự học online hiệu quả không còn là điều xa vời nữa!

Nguồn bài viết: Dekiru

Tags:
10 cách nói cảm ơn tiếng Nhật thay cho câu “Arigatou!” nhàm chán!

10 cách nói cảm ơn tiếng Nhật thay cho câu “Arigatou!” nhàm chán!

Để nói “Cảm ơn” đúng cách trong tiếng Nhật, cần phải xem bạn muốn nói theo hoàn cảnh nào. Có rất nhiều cách nói cảm ơn trong tiếng Nhật dựa vào bối cảnh và đối tượng nói. Sau đây là một số cách nói “Cảm ơn” phổ biến trong tiếng Nhật mà chúng tôi tổng hợp.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất