Cách phòng ngừa đột quỵ của người Nhật
Theo xếp hạng của World Health Ranking, năm 2017, tỷ lệ người chết do đột quỵ ở Nhật Bản đứng thứ 157 trên tổng số 183 nước, trong khi đó Việt Nam nằm trong top 50 dù cùng là nước có khí hậu 4 mùa.
Đột quỵ trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, tỷ lệ tử vong cao, dù cứu sống thì di chứng để lại nặng nề. Xứ hoa anh đào có nhiều nỗ lực phòng chống căn bệnh được nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận.
Tích cực vận động
Đột quỵ từng là "kẻ giết người số một" ở Nhật năm 1960. Nhưng 30 năm sau, số người đột quỵ đã bất ngờ giảm 85%.
Theo các nhà khoa học Đại học Kyoto, nếu người dân không thể đứng thăng bằng trên một chân trong ít nhất 20 giây, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ "thầm lặng". Vì vậy, họ khuyến cáo mọi người nên tập đứng thăng bằng, đi bằng chân trần 30 phút mỗi ngày, rèn luyện thể dục thể thao...
Đột quỵ trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, dù cứu sống thì di chứng để lại nặng nề.
Khám sức khỏe định kỳ
Theo Giáo sư Hiroyasu Iso - Đại học Y khoa Osaka, kiểm tra sức khỏe thường xuyên chính là chìa khóa phòng chống đột quỵ cho người ngoài 40.
Một trong những nỗ lực của Nhật Bản là đưa "Chương trình phòng bệnh tim mạch quốc gia" vào luật y tế. Những người trên 40 tuổi, độ tuổi có nguy cơ đột quỵ cao, sẽ được khám sức khỏe miễn phí mỗi 6 tháng.
Theo Japan Zone, phần lớn chi tiêu dịch vụ ngành y tế tại Nhật được hỗ trợ bởi chính phủ. Tại đây, chính phủ yêu cầu mọi người dân phải đăng ký bảo hiểm y tế. Những nhân viên có việc làm được công ty thanh toán hết và họ chỉ phải đặt cọc 20% viện phí, sẽ được hoàn trả sau khi công ty bảo hiểm thanh toán cho bệnh viện.
Món đậu nành lên men.
Ăn uống khoa học
Người dân nước này được hướng dẫn ăn uống lành mạnh với các loại cá, rau quả, gạo lứt, trái cây, trà xanh... Họ sẽ ăn cá biển giàu omega-3 (cá hồi, ngừ, thu...) giúp giảm xơ vữa mạch máu. Nhật Bản hiện tiêu thụ gần 10% sản phẩm cá thế giới, dù dân số ít.
Bên cạnh đó, người Nhật chuộng ăn Natto (đậu tương lên men) kèm cơm mỗi sáng để phòng bệnh huyết khối. Món ăn này có truyền thống 1.200 năm, song đến năm 1980 mới được bác sĩ Hyroyuki Sumi phát hiện chứa enzym nattokinase, góp phần hỗ trợ làm tan cục máu đông, ngăn ngừa tai biến.
Mới đây, trong hội thảo "Việt Nam hợp tác Nhật Bản giúp người dân phòng ngừa đột quỵ" tổ chức tại Hà Nội, ông Raita Sasaki - Chuyên gia Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) công bố thí nghiệm kiểm chứng enzym nattokinase làm tan sợi máu đông.
Ông Raita Sasaki cho biết, enzym nattokinase có khả năng ngăn tế bào máu kết dính, giảm độ nhầy máu và hạ huyết áp. Hoạt chất này tác động trực tiếp lên tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu), khiến chúng tan ra, chống hình thành cục máu đông và dự phòng đột quỵ. Nhờ công dụng này, mà hầu hết các sản phẩm phòng ngừa đột quỵ ở Nhật đều chứa thành phần enzym nattokinase và Hiệp hội Nattokinase nước này chứng nhận chất lượng trước khi đưa ra thị trường.
Nguồn: vnexpress.net
Thiết bị gọn nhẹ giúp làm mát người của Nhật Bản
Với thiết bị làm mát mini có tên Tajima Seiryo, người dùng chỉ cần gắn model này vào thắt lưng, thiết bị sẽ tạo ra khí mát lưu thông qua quần áo.