Cách chon máy điện thoại cũ trên mạng và cách xử lý khi gặp vấn đề

Do tìm kiếm máy trên môi trường ảo với đủ thể loại người nên chắc hẳn các bạn sẽ gặp những vấn đề không mong muốn. Tuy nhiên so với việc mua trên FACEBOOK thì mua trên các trang Free Market (フリーマーケット) của Nhật Bản an toàn hơn nhiều

Do tìm kiếm máy trên môi trường ảo với đủ thể loại người nên chắc hẳn các bạn sẽ gặp những vấn đề không mong muốn. Tuy nhiên so với việc mua trên FACEBOOK thì mua trên các trang Free Market (フリーマーケット) của Nhật Bản an toàn hơn nhiều. Lý do là gì mình xin được giải thích để các bạn dễ hiểu.

 

Thực chất các trang mua bán điện thoại ở Nhật được lập ra để làm trung gian đảm bảo quyền lợi cho cả người bán và mua, khi gặp vấn đề gì chỉ cần liên lạc với quản trị họ sẽ đứng ra giải quyết cho mình.

Vấn đề nằm ở chỗ phần lớn các trang chỉ hỗ trợ tiếng Nhật, khi gặp các vấn đề với máy, do rào cản ngôn ngữ, việc liên lạc với quản trị của các trang đó để giải quyết vấn đề đối với người Việt mình rất khó khăn.

Vì vậy trong bài viết mình sẽ giới thiệu một số cụm từ trong tiếng Nhật để mọi người dễ hiểu và có thể copy -paste để sử dụng. Bài trước mình viết về cách lập nick và mua hàng trên trang Musubi nên lần này mình cũng xin giới thiệu tiếp về cách chọn hàng và xử lý vấn đề trên trang này.

PHẦN 1: Cách chọn mua máy, nhìn Icon và đọc phần thuyết minh về sản phẩm

Hàng hóa trên trang này được Phân cấp theo rank SS, S, A, B, C, J như đã giới thiệu ở bài viết trước.

Để tỉ lệ cao chọn được hàng đẹp trong phần sắp xếp cách bạn nên chọn các hàng hóa rank A trở lên

 

Trên trang này có cả những người bán hàng cá nhân cũng như các công ty chuyên bán điện thoại cũ. Các bạn nên tìm tới hàng hóa của những công ty chuyên bán điện thoại dù giá có cao hơn một chút tuy nhiên thường sẽ kèm chế độ hậu mãi cũng như xử lý vấn đề về máy được nhanh hơn.

 

Các máy có biểu tượng này có nghĩa là máy được bán bởi các công ty kinh doanh máy cũ

Còn những máy không có biểu tượng này thường là máy do cá nhân rao bán

Với những bạn mua máy để đăng kí SIM dùng tại Nhật đặc biệt lưu ý tới 2 icon sau:

 

Cái này có nghĩa là công ty bán có chế độ bảo hành đổi máy nếu trong trường hợp đem ra shop không cho đăng kí SIM do chũ cũ phá hợp đồng không trả hết tiền

 

Biểu tượng này có nghĩa là máy đảm bảo không bị giới hạn! Do người sử dụng đã trả hết tiền máy nên bạn có thể đem ra shop để đăng kí SIM mới để sử dụng – nếu để dùng tại Nhật thì máy có biểu tượng này là tốt nhất

Hướng dẫn đọc phần giới thiệu sản phẩm 商品説明, một số từ tiếng Nhật hay gặp

Tất cả các máy rao bán đều có phần giới thiệu về sản phẩm được bày bán ngay phía dưới mô tả tình trạng của máy, mã IMEI, mặc dù có thể họ cố tình không viết hết và để quảng cáo cho sản phẩm của mình tuy nhiên cũng là phần rất quan trọng các bạn nên xem qua từ ngữ có thể được sử dụng là 商品説明(しょうひんせつめい)hoặc商品詳細(しょうひんしょうさい)hoặc 商品状態(しょうひんじょうたい)

 

Ví dụ máy rank B có khá nhiều xước và bẩn nên họ thường có các loại vết xước và bẩn, các từ ngữ cần chú ý :

傷 きず: vết xước

線傷 せんきず: đường xước kéo dài do để cùng vật nhọn

擦り傷 すりきず: xước do ma sát

塗装剥げ とそうはげ: bong sơn

打痕 だこん: vết va đập

落下傷 らっかきず: vết rơi

汚れ よごれ: vết bẩn

Tiếp theo là máy đã từng bị rơi xuống nước chưa

水没反応 すいぼつはんのう: họ kiểm tra xem máy đã từng bị rơi xuống nước chưa 無 なし thì có nghĩa máy chưa bị rơi xuống nước

Ngoải ra một số máy hạng A được ghi như sau

 

修理交換品(しゅうりこうかんひん)のため本体(ほんたい)と箱(はこ)のIMEI番号(ばんごう)が異なっております。(ことなっております)

Có nghĩa là “Do hàng được đã được đổi mới sau sửa chữa nên số IMEI của máy và vỏ hộp khác nhau”

Hàng này là hàng được đổi bảo hành với máy cũ nên máy mới và hộp máy cũ có số IMEI không trùng nhau

CÁC BẠN HÃY LƯU Ý THẬT KĨ CÁI NÀY

Một số người bán hàng họ cố tình gửi máy khác IMEI cho mình tuy nhiên có một số của hàng lại ghi rất rõ ràng lý do máy và vỏ hộp khác IMEI nhau, vì thế nếu không đọc kĩ phần này có thể sẽ không đổi trả hàng được đâu.

Ngoài ra thông tin về phụ kiện họ cũng viết khá rõ

本体のみ ほんたいのみ: chỉ có thân máy

内容物・付属品 ないようぶつ・ ふぞくひん: phụ kiện đi kèm máy

本体 ほんたい: thân máy

SIMピン: dụng cụ tháo SIM

ACアダプタ: sạch

USBケーブル: cáp USB

イヤホン: tai nghe

Nếu máy có tất cả các phụ kiện trên sẽ được dán nhãn 

có nghĩa là có đầy đủ phụ kiện, giá cũng cao hơn hàng không có phụ kiện một chút.

PHẦN 2: Phải làm gì khi xảy ra vấn đề với máy vừa mua, một số từ ngữ cơ bản dùng để liên lạc với support

Khi các bạn nhận máy về hãy kiểm tra máy thật kĩ xem có đúng với phần giới thiệu máy không, máy có gặp trục trặc gì không về kết nối wifi , khởi động V.V…

Trong trường hợp máy có vấn đề gì đó hãy liên lạc ngay với support. Mình sẽ hướng dẫn cách và một số câu tiếng Nhật cơ bản để các bạn tham khảo

Vào マイページ → chọn phần liên lạc với support như trong hình (hình có tính chất minh họa nên máy ở 2 ảnh là khác nhau )

 

Hoặc theo cách này

 

Sau khi ấn màn hình mới sẽ hiện ra như sau:

 

Phía dưới sẽ có phần お問合せフォーム(おといあわせフォーム) để bạn có thể nhắn tin liên lạc với quản lý trang Musubi. Các bạn chú ý vì thời gian support chỉ từ thứ 2 đến thứ 6 (ko có các ngày thứ bảy chủ nhật và lịch đỏ) và từ 9 giờ đến 18 giờ nên có thể họ sẽ trả lời chậm.

 

Đây là mẫu thư về việc IMEI sai và yêu câu trả lại hàng, nguyên văn tiếng Nhật là

届いた商品のIMEIが違いました。 (とどいたしょうひんのIMEIがちがいました)

掲載内容はxxxxxxxxxxだったのに、  (けいさいないようはxxxxxxxxxxだったのに、)

実際に届いたものはYYYYYYYでした。 (じっさいにとどいたものはYYYYYYYでした)

返品お願いします   (へんぴんおねがいします)

Trong đó xxxxxxxx là số IMEI ghi trên web, còn YYYYYYY là số IMEI của máy được gửi về. Nếu bạn gặp trường hợp như vậy có thể copy nội dung trên và thay bằng các số IMEI của mình

Sau khi soạn xong tin nhắn hãy ấn 確認画面へ(かくにんがめんへ)và sau đó ấn nút 送信 rồi đợi họ trả lời

Tiếp sau đây là một số đoạn văn để liên lạc trong các trường hợp khác:

1. Máy không đúng với mô tả

届いた商品は掲載内容と異なっています。

具体:

(とどいたしょうひんはけいさいないようとことなっています)

(ぐたい:)

Trong phần 具体 bạn ghi rõ những sai khác đó

Ví dụ máy rank A nhưng nhìn lắm xước và móp chỉ đáng rank C : 商品状態Aランクでしたが私的にはCランク

しょうひんじょうたいAらんくでしたがしてきにはCらんく

Máy thiếu phụ kiện : 付属品欠品

ふぞくひんけっぴん

Máy không đúng màu : 色違いの端末が届いた

いろちがいのたんまつがとどいた。

Máy bản Free Sim nhưng về lại là máy lock : SIMロック端末なのに「SIMフリー」と記載

SIMロックたんまつなのに「SIMフリー」ときさい

2. Máy không hoạt động bình thường, bị hỏng

届いた商品が正常に作動できません。壊れています。

具体:

(とどいたしょうひんがせいじょうにさどうできません。こわれています。)

(具体:)

Trong phần 具体 bạn chỉ cần điền tình trạng hỏng hóc

Ví dụ :

Không kết nối wifi được : wifi接続できない wifiせつぞくできない

Màn hình bị lỗi hiển thị: 画面が正確に表示できない   がめんがせいかくにひょうじできない

Màn bị hở sáng nặng: 画面に焼き付   がめんにやきつき

Màn hình có đốm sáng : 画面にブライトドットがあります     がめんにぶらいとどっとがあります

Màn hình lỗi cảm ứng : タッチパネル操作できない  たっちぱねるそうさできない

Không kết nối với mạng di động được, mất sóng (trong trường hợp nhận SIM): ●●SIMカードが認識されましたが、ネットワークに接続できない

Không nhận SIM: ●●SIMカード認識できない

Trong đó ●●là tên của hãng di động của bạn

Máy không lên nguồn : 電源が入らない  でんげんがはいらない

Không sạc được : 充電できない    じゅうでんできない

Trong một số trường hợp bên quản lý site sẽ gửi thư vào mail bạn đã đăng kí tài khoản, họ yêu cầu gửi ảnh để xác nhận tình trạng máy.

ĐỪNG ẤN NÚT REPLY Soạn thư mới gửi kèm file ảnh vào địa chỉ email họ gửi kèm trong mail

Khi các bạn viết thư cho họ đừng quên ghi lại mã số giao dịch và tên mình vào phần tên email

Sau khi được giải quyết trả hàng, họ sẽ yêu cầu thông tin tài khoản ngân hàng để trả lại tiền, hãy cung cấp cho họ .

ĐẶC BIỆT CHÚ Ý: Do lỗi là của bên bán hàng nên khi nhờ 宅急便(たっきゅうびん)để trả lại hàng, bạn hãy chọn trả chi phí vận chuyển là 着払い(ちゃくばらい)có nghĩa là bên nhận hàng sẽ trả chi phí , mình sẽ không mất tí tiền nào để trả lại hàng!

Nguồn: iSenpai.jp

Tags:
Nên dùng mạng điện thoại di động nào ở Nhật

Nên dùng mạng điện thoại di động nào ở Nhật

Ở Nhật có 3 tập đoàn cung cấp dịch vụ mạng điện thoại di động chính là Docomo NTT, KDDI (Au) và Softbank. Trong đó, riêng Docomo đã chiếm đến gần 49% thị phần, tiếp đến là Au khoảng 28% và Softbank khoảng 22% (số liệu năm 2012).

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất