Bộ trưởng Lao động Nhật Bản: Phụ nữ đi giày cao gót đến công sở là 'cần thiết'

Takumi Nemoto cho hay ông không ủng hộ phong trào #KuToo và các công ty cần duy trì quy định buộc các nữ nhân viên đi giày cao gót.

Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Takumi Nemoto. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Takumi Nemoto. Ảnh: Reuters

"Việc đi giày cao gót đã được xã hội chấp nhận như một điều cần thiết và phù hợp về mặt nghề nghiệp", Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Takumi Nemoto nói tại một ủy ban quốc hội hôm 5/6.

Phát biểu của ông Nemoto được đưa ra sau khi một nhóm chống phân biệt giới nơi công sở trình đơn kiến nghị lên Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, kêu gọi chính phủ xóa bỏ quy định buộc phụ nữ đi giày cao gót khi đi làm. Lá đơn đã thu thập được gần 19.000 chữ ký ủng hộ cả trong và ngoài Nhật Bản. 

Nhóm hoạt động trên thuộc phong trào mang tên #KuToo do nữ diễn viên, nhà văn Yumi Ishikawa dẫn đầu. #KuToo được ghép từ tên của phong trào chống quấy rối phụ nữ #MeToo với chữ "kutsu" (giày) và chữ "kutsuu" (đau) trong tiếng Nhật.

Những người ủng hộ phong trào cho hay đi giày cao gót là quy định bắt buộc đối với phụ nữ khi ứng tuyển vào các công ty ở Nhật Bản và điều này đang gây ảnh hướng xấu tới sức khỏe của họ.

"Tôi hy vọng chiến dịch này sẽ thay đổi tiêu chuẩn xã hội để việc phụ nữ đi giày đế thấp như đàn ông không bị xem là tồi tệ", Ishikawa nói.

Tại cuộc họp trên, nghị sĩ Kanako Otsuji thuộc đảng đối lập Dân chủ Lập hiến, đã phản đối quan điểm của Bộ trưởng Nemoto, cho rằng quy định này đã "lỗi thời". 

"Việc bắt một nhân viên bị đau chân phải đi giày cao gót là lạm quyền", ông Otsuji nói.

Emiko Takagai, thứ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, cũng cho rằng phụ nữ không nên bị ép đi giày cao gót.

Yumi Ishikawa, người khởi xướng phong trào #KuToo, phản đối quy định buộc phụ nữ đi giày cao gót đến nơi làm việc. Ảnh: AFP

Yumi Ishikawa, người khởi xướng phong trào #KuToo, phản đối quy định buộc phụ nữ đi giày cao gót đến nơi làm việc. Ảnh: AFP

Nhật Bản có luật cấm phân biệt giới tính trong các giai đoạn làm việc nhất định như tuyển dụng, thăng chức, đào tạo và gia hạn hợp đồng, nhưng không đề cập tới quy định về trang phục.

Các phong trào tương tự từng diễn ra ở các nước khác những năm gần đây. Tại Anh, năm 2015, lễ tân của một công ty tài chính đã đệ đơn yêu cầu chính phủ thay đổi luật trang phục sau khi bị sa thải không lương vì không đi giày cao gót 5 - 10 cm theo yêu cầu.

Tại Liên hoan Film Cannes năm 2016 ở Pháp, Julia Roberts và nhiều diễn viên khác đi chân trần hoặc giày thể thao lên thảm đỏ để phản đối việc một số phụ nữ bị cấm tham dự sự kiện do không đi giày cao gót vào năm trước đó.

Nguồn: vnexpress.net

Tags:
Nhật Bản sắp đem văn hóa dân gian thời Edo lên bao cao su, hứa hẹn ra mắt vào Olympic Tokyo 2020

Nhật Bản sắp đem văn hóa dân gian thời Edo lên bao cao su, hứa hẹn ra mắt vào Olympic Tokyo 2020

Ngoài tranh dân gian, còn có thể in bao cao su theo chủ đề sinh nhật, Halloween...

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất