Bỏ 200 triệu sang Nhật chỉ để xách vữa, nam thanh niên hoang mang nhờ tư vấn từ cộng đồng mạng
Trong bài viết của mình, nam thanh niên đã đặt ra câu hỏi: “E chuẩn bị đi nhật mà. Hoang mang quá các bác ạ mất 8500$ để đc sang nhật xách vữa mà thấy bảo 2 năm mới đủ vốn !!! Các bác tts đi mất bn thế ???”
Bức ảnh được đăng lên là nội dung cuộc trò chuyện giữa hai thực tập sinh tại Nhật, nhìn vào có thể thấy, nhân vật trong đoạn tin nhắn đó thậm chí đã phải bỏ ra 200 triệu để sang Nhật…và để xách vữa.
Chia sẻ trên đã ngay lập tức nhận được rất nhiều ý kiến từ phía cộng đồng, đa phần mọi người đều phản đối và cho rằng bạn nam đã gặp phải công ty không uy tín.
“Thế ở nhà nghĩ sang Nhật là vác xẻng đi xúc tiền hay sao hả bác. Đi xây dựng thì cứ xác định là không khác gì xách xô vác xi ở VN nhé”
“Đừng có bạ đâu đi đấy”
“Để cái vốn mà làm ăn ở nhà thôi, qua lại khổ”
“Trước khi đi xem mình làm việc ở đâu lương cao hãng chọn. Sau đó thấy phù hợp việc nào thì làm”
“Quá đắt. Phí bằng đi kỹ sư”…
“Ở nhà đi, Đm đừng đi Nhật bất chấp. Đi Nhât bất chấp là cái giá phải trả cao đấy”
“Bỏ đi đừng sang.. Đang muốn về đây mà hối không kịp”
Theo các bạn, bạn nam trên có nên tiếp tục bỏ tiền và sang Nhật với chỉ một công việc như thế này?
Vỡ mộng xuất khẩu lao động Nhật Bản
Từng mơ tưởng được làm tại môi trường chuyên nghiệp với mức lương hậu hĩnh, cơ sở vật chất đủ đầy, thế nhưng khi sang làm việc, nhiều lao động Việt xuất khẩu Nhật Bản đã vỡ mộng.
Thế chấp ngôi nhà nhỏ ở quê và vay chạy thêm người thân 300 triệu đồng, chị Hà (quê Thái Bình) quyết định để lại đứa con 9 tháng tuổi ở nhà để sang Nhật Bản làm việc. Thông qua một công ty môi giới ở Thanh Xuân, Hà Nội, sau 1 năm miệt mài học tiếng, chị là một trong 26 người may mắn được sang Hokkaido, miền Bắc nước Nhật làm việc.
Thế nhưng, sau nhiều giờ háo hức trên máy bay về một miền đất hứa, chị Hà vô cùng hụt hẫng khi lê những bước chân mệt mỏi tới phòng trọ được công ty tại đây tìm giúp. Phòng trọ rộng 16 m2 cho 4 người ở, song cơ sở vật chất cũng chỉ hơn một chút so với căn nhà cấp 4 ở quê nhà.
Mặc dù trú tại Hokkaido, một khu miền quê Nhật Bản, nhưng giá thuê phòng tại đây quy ra tiền Việt cũng lên tới 12 triệu đồng/phòng 4 người ở. Khi làm hợp đồng thuê phòng, chị phải nộp thêm 20 triệu đồng. Theo chủ nhà, đây là số tiền đặt cọc, sẽ trừ dần nếu người thuê làm hỏng hóc hoặc mất đồ. Dù tiết kiệm tối đa, song tiền điện, ga mỗi tháng cũng hết khoảng 1,5 triệu đồng.
“Tiền mất song không để tật mang, 4 chị em trong phòng bảo nhau gắng chịu làm việc chăm chỉ để có tiền gửi về nhà trả nợ và gom góp một khoản kha khá sau 3 năm xa gia đình”, chị Hà tâm sự.
Mỗi giờ làm việc, chị Hà được trả 750 yên, thu về khoảng 130.000 yên/tháng, tương đương 27,5 triệu đồng. Trừ tất cả phụ phí, bảo hiểm, ăn ở, mỗi công nhân như chị Hà chỉ để lại được khoảng 12-13 triệu đồng.
Song để có mức thu nhập mơ ước ở Việt Nam, chị Hà phải tiết kiệm tới mức tối đa. “Bữa cơm tự nấu thường chỉ có cơm, rau và trứng, thỉnh thoảng có chút cá tươi. Bởi nếu mỗi lần ra tiệm, 100.000 đồng mỗi người/bữa chỉ đủ 1/5 cái dạ dày. Bên cạnh đó, cả việc cắt tóc, thậm chí may quần áo, chị em trong phòng cũng đều tự túc”, chị Hà cho hay.
Khó khăn chồng chất khó khăn, cùng những đêm nhớ con, chị Hà khóc thầm. Chị cho biết, chị chưa bao giờ mường tượng trong đầu rằng đi xuất khẩu lao động nước ngoài lại vất vả như thế này. Những gì công ty môi giới từng vẽ ra có thể là ở một thế giới khác. Ngoài xuất khẩu lao động, nhiều người Việt sang Nhật Bản làm việc theo hình thức du học sinh.
Song cũng không khá khẩm hơn những người lao động xuất khẩu, không ít sinh viên phải đối mặt những khó khăn không biết trước. “Ban ngày đi học, ban đêm đi làm, tôi chỉ được chợp mắt được 2-3 tiếng vào lúc rạng sáng. Vì thế, mỗi khi lết chân về đến phòng, tôi gục ngay trên giường chẳng còn thiết đến ôn bài, ăn uống, thậm chí là vệ sinh cá nhân”, Hiếu tâm sự.
Áp lực học hành cùng với việc kiếm tiền trang trải học phí, phân nửa nhóm du học sinh cùng Hiếu đã nghỉ học. Hầu hết họ trốn ra ngoài để đi làm thêm. Song rủi ro rất cao, bởi họ không được đóng bảo hiểm hay có một đơn vị bảo vệ quyền lợi. Nếu bị phát hiện, trường hợp xấu nhất, những sinh viên này sẽ bị đuổi về nước.
Anh Trần Thanh Tâm, đại diện một công ty môi giới xuất khẩu lao động ở Hà Nội cho biết, thị trường lao động Nhật Bản vài năm trở lại đây khá nhạy cảm. Song xí nghiệp Nhật trả lương rất sòng phẳng. Luật lao động Nhật Bản quy định, mỗi giờ làm thêm bằng 130% giờ làm bình thường, làm đêm và các ngày nghỉ, lễ tết có nhiều sự thay đổi, lên tới 200%. Do đó, thị trường này luôn hấp dẫn lao động nước khác, đặc biệt là Việt Nam.
Cũng theo anh Tâm, thời gian gần đây, việc nhiều trường hợp lao động làm việc tại Nhật bị “bóc lột” hoặc có thu nhập thấp là do họ chưa tìm hiểu trước khi đồng ý đi xuất khẩu. Những người này thường không được tư vấn kỹ khi ký hợp đồng. Thông thường, nghiệp đoàn là nơi móc nối giữa người lao động và công ty tiếp nhận.
Thế nhưng, lao động đi visa kỹ sư sẽ không có nghiệp đoàn quản lý. Điều này sẽ rất bất lợi cho người lao động nếu xảy ra sự cố hoặc có một bên vi phạm hợp đồng. “Song dù qua hay không qua công ty phái cử (môi giới) thì hợp đồng đều phải rõ ràng 2 bên bằng 2 thứ tiếng Việt – Nhật.
Trước khi lao động sang Nhật Bản đều có buổi nói chuyện, đàm phán với luật sư người Việt của công ty. Nhưng hầu hết người lao động còn khá háo hức và chủ quan nên không hỏi kỹ về tính chất công việc đặc biệt là chế độ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rủi ro không đáng có”, anh Thanh cho hay.
Cũng theo anh Thanh, với trường hợp lao động “chui” – không qua công ty môi giới Việt Nam hoặc cơ sở hợp pháp nào tại nước sở tại, hậu quả đối với người lao động là khôn lường.
Mới đây, 43 lao động Việt tại Nhật Bản kêu cứu đến Ban Bảo hộ công dân (Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản) về tình trạng các điều kiện làm việc, ăn ở, sinh hoạt tại Nhật không như các điều khoản đã kí kết với một công ty con của Freesia House Corporation (6-8-3 Sotokanda Chiyoda-Ku, Tokyo).
Theo thông tin trong đơn kêu cứu, những người lao động này bị cấm ăn cá, thịt, trứng và chỉ được phép nấu gần 4 kg gạo một bữa cho 43 người ăn. Ngoài ra, họ còn không được bảo hộ lao động trong môi trường làm việc độc hại. Hàng ngày, 43 lao động bị buộc phải thức dậy lúc 5h30 để tập thể dục, kể cả trong điều kiện thời tiết xấu, tuyết rơi dày và đến gần 23h mới được tự do làm việc cá nhân.
Khác với những gì mường tượng khi còn học tiếng ở Việt Nam, sau hai tuần sang du học tại Ehime, Nhật Bản, Thanh Hiếu, chàng trai 24 tuổi người Hải Dương đã bật khóc. Anh cho biết, muốn có tiền nộp học phí và chi trả các khoản thuê nhà, sinh hoạt, Hiếu phải học và làm 12-14 tiếng một ngày.
Mỗi năm, Hiếu phải nộp 65-90 man (tùy diện học) – dao động khoảng 130-180 triệu đồng tiền học phí. Để có tiền chi trả, ngoài 8 tiếng học tại trường, Hiếu phải tranh thủ đi làm thêm tại một nhà hàng cách nơi ở 2 km vào thời gian rảnh.
Việc làm tại đây không thiếu song theo quy định, mỗi du học sinh chỉ được làm thêm tối đa 28 tiếng một tuần. Mỗi giờ làm thêm được tính giá 820 yen, ban đêm là 1.100 yên. Vì lẽ đó, du học sinh tại đây thường chọn làm vào ca đêm để có thu nhập cao hơn.
Bạn có biết? Visa kĩ sư bảo lãnh vợ/con sang Nhật cần thủ tục gì?
Nếu bạn làm việc tại Nhật Bản theo diện kỹ sư thì có rất nhiều lợi ích mà bạn sẽ được hưởng hơn so với những người lao động bình thường. Môt trong số đó chính là việc có thể bảo lãnh vợ, con sang Nhật. Vậy thủ tuc khi kỹ sư muốn bảo lãnh cho người thân sang Nhật là gì? Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn những giấy tờ cần thiết, giúp gia đình đoàn tụ chỉ sau 1 tháng là xin được tư cách lưu trú cho vợ/con