Bạn có đang hiểu lầm rằng: Người Nhật xem mình là bạn?

Bạn đã bao giờ gặp tình huống thế này: Sống tại Nhật, làm baito, gặp được người Nhật rất thân thiện, đối tốt, giúp đỡ bạn ở nơi làm việc, gần như là bạn bè thân thiết. Một ngày nọ vì lý do gì đó bạn nghỉ làm, người bạn ấy cũng bỗng nhiên block/cắt liên lạc, lạnh nhạt hoặc biến mất hoàn toàn khỏi cuộc sống của bạn?

Hay là dù bạn sống ở Nhật đã lâu nhưng một hôm giật mình nhìn lại thấy mình chỉ có toàn bạn người Việt và nước khác chứ không phải người Nhật?

Đây là câu chuyện mà chính người viết và bạn bè người Việt tại Nhật từng trải qua và khá hụt hẫng. Vậy quan điểm của người Nhật về tình bạn là thế nào? Dưới đây là bài viết mang suy nghĩ và quan sát cá nhân của người viết, có thể không đúng với toàn bộ người Nhật, cũng như không phải người nước ngoài nào cũng có cảm nhận như vậy.

Không phải ngẫu nhiên mà trong tiếng Nhật có một lượng từ vựng phong phú để phân biệt các mối quan hệ mà người Việt chúng ta thường hay nhầm lẫn hoặc gộp tất vào một chữ “bạn”: 知人, 知り合い (người quen), 同窓生 (người tốt nghiệp cùng trường với mình, thường cùng niên khóa), 同期 (người nhập học/bắt đầu làm việc tại công ty cùng lúc với mình),同級生 (bạn cùng lớp), 同僚 (đồng nghiệp), 友達 (bạn bè)…

Người viết đã từng nghe chuyện từ một gia đình ngoại quốc nọ, khá thân thiết với một gia đình người Nhật khác. Một cuối tuần, họ tới thăm, dùng bữa, trò chuyện với gia đình Nhật đến tối muộn. Khi sắp sửa ra về, bé gái 5 tuổi người Nhật con của chủ nhà có vẻ rất buồn. Người khách mới hỏi: Sao cháu buồn thế, vì phải xa bạn à? (Ý nhắc tới cậu bé trạc tuổi con của mình). Bé gái 5 tuổi đáp lại một câu khiến người khách ngạc nhiên: Không ạ, cậu ấy chỉ là người quen!

Người Việt chúng ta, cùng với một số nước Đông Nam Á khác như Myanmar, Thái Lan, Philippines…thường dễ dàng nhận một người mới quen vài hôm, người đồng nghiệp, người bạn cùng trường cùng lớp là “bạn”, nhưng người Nhật không như thế. Đã từng bị người Nhật mà mình xem là “bạn” đột nhiên bơ đẹp sau khi nghỉ việc baito, người viết cố gắng quan sát và cảm nhận được rằng người Nhật đặt ranh giới rất rõ ràng cho các mối quan hệ và họ sống tròn vai trò của mình trong mối quan hệ đó:

Nếu họ là đồng nghiệp hay senpai ở chỗ làm và tốt bụng thì sẽ chỉ việc, hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn trong công việc, bởi đó là trách nhiệm của họ. Nếu họ là bạn cùng lớp và làm việc nhóm với bạn thì có thể họ sẽ nói chuyện cùng bạn thâu đêm về bài tập, bởi đó là trách nhiệm của họ. Nếu bạn là đồng nghiệp hay kohai ở nơi làm việc, thế giới mà bạn có mặt chỉ giới hạn tại nơi làm. Nếu bạn là bạn cùng lớp, thì bạn cũng sẽ chỉ có mặt trong thế giới của người Nhật ấy tại lớp học mà thôi.

Một đồng nghiệp sẽ khó bước qua khỏi lằn ranh định sẵn để đi xa hơn, trở thành người bạn trong đời sống riêng tư của họ như ghé thăm, ăn uống cùng gia đình của đồng nghiệp người Nhật. Dĩ nhiên, vẫn có ngoại lệ song rất hiếm, và không phổ biến như trong văn hóa Việt Nam. Có lẽ đó là lời giải thích hợp lý nhất mà người viết tìm thấy cho việc một người “bạn” Nhật trạc tuổi, rất thân ở chỗ làm, thường nhận lỗi hộ mình, lại đột ngột block và biến mất sau khi mình nghỉ việc (và không xuất hiện trở lại). Ấy là bởi vì người viết đã bước ra khỏi thế giới tại nơi làm việc của họ rồi.

Vì vậy mà đối với người nước ngoài, việc hiểu về quan điểm cơ bản của người Nhật, xã hội Nhật đối với các mối quan hệ là rất cần thiết để hành xử đúng mực và ý thức được vị trí của mình, và quan trọng là để không bị bất ngờ khi một ngày xấu trời bị “bơ” đẹp, đúng không?

Nguồn: Thổ địa NB

Tags:
Thuốc Avigan của Nhật không cho thấy hiệu quả rõ rệt trong điều trị COVID-19

Thuốc Avigan của Nhật không cho thấy hiệu quả rõ rệt trong điều trị COVID-19

Avigan, một loại thuốc đang được thử nghiệm để điều trị COVID-19, cho thấy không có hiệu quả rõ rệt trong điều trị bệnh hô hấp trong các thử nghiệm lâm sàng. Điều này làm dấy lên nghi ngờ về sự chấp thuận của nó vào cuối tháng này khi chính phủ Nhật Bản tìm kiếm cho biết thứ ba.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất