Bác sĩ bị ung thư tự chữa khỏi: Thiếu hiểu biết, nhiều gia đình đã mất cả người lẫn của!

Viện sĩ Từ Khắc Thành là một chuyên gia ung thư, nhưng ông lại không tránh được căn bệnh quái ác này. Sau 11 năm chiến đấu, ông đã rút ra được 5 nguyên tắc giúp mình “thoát chế.t”.

Viện sĩ Từ Khắc Thành, một bác sĩ khoa Tiêu hóa và Khoa điều trị Ung thư nổi tiếng, Giám đốc Bệnh viên Ung bướu Phục Đại, Quảng Châu, Trung Quốc kể về chặng đường mắc ung thư và cách mà ông đã vượt qua nó để sống khỏe mạnh sau 11 năm chưa bị tái phát.

Đây là bài viết không chỉ dành cho người bệnh ung thư, mà người đang khỏe mạnh cũng nên tham khảo.

Bác sĩ ung thư nổi tiếng vẫn mắc ung thư

Bác sĩ Từ Khắc Thành năm nay đã hơn 77 tuổi nhưng ông vẫn khỏe mạnh và làm việc rất nhanh nhẹn. Trước đó, vào thời điểm năm 2001, ông thành lập Bệnh viên Ung bướu Phục Đại Quảng Châu và giữ chức Viện trưởng.

Nổi tiếng với các khẩu hiệu được các bệnh nhân vô cùng cảm kích là “Bệnh viện không nhận phong bì, không nhận chiết khấu, không nhận lời mời ăn uống” làm quy tắc ứng xử trên toàn hệ thống bệnh viện. Đây được xem là hướng đi mới rất hợp lòng người. Tạo dấu ấn lớn trong hoạt động của ngành y tế Trung Quốc thời điểm ấy.

Khi ông 66 tuổi, làm ở bệnh viện ung thư lớn, hàng ngày tiếp xúc với hàng trăm bệnh nhân, với kinh nghiệm của mình, ông đã tự biết có một sự thay đổi lớn về sức khỏe cá nhân. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện ông mắc phải bệnh ung thư gan, tế bào ác tính đang phát triển mạnh.

Mặc dù rất sốc trước kết quả này, nhưng vì đã “quen” với bệnh ung thư, tự bản thân ông đã ngày đêm nghiên cứu nhiều giải pháp, đấu tranh tư tưởng mạnh mẽ để tìm cách điều trị bệnh cho chính mình.

Sau 11 năm, bệnh ung thư gan của ông đã được điều trị khỏi và gần như chưa có dấu hiệu tái phát. Nhiều người bệnh lấy làm khâm phục vì kết quả này và họ muốn biết ông đã làm gì để có sự hồi sinh kỳ diệu như vậy.

Bác sĩ bị ung thư tự chữa khỏi: Thiếu hiểu biết, nhiều gia đình đã mất cả người lẫn của! - Ảnh 1.

Viện sĩ Từ Khắc Thành vẫn bình an hạnh phúc ở tuổi 77.

5 hiểu biết về bệnh ung thư để tự cứu chính mình

Sau đây là những chia sẻ chân thành nhất của Viện trưởng Từ Khắc Thành, được đánh giá là 5 điều cần biết trong điều trị bệnh ung thư, bất kỳ ai đều nên tham khảo.

1. Nhiều bệnh ung thư bắt nguồn từ việc ăn uống

Là một chuyên gia tiêu hóa có kinh nghiệm lâu năm, bác sĩ Thành cho rằng, có rất nhiều bệnh ung thư có nguồn gốc xuất phát từ việc ăn uống mà ra. Câu nói “bệnh từ miệng mà ra” quả thật có thể chứng minh rất dễ dàng.

Nếu ăn quá mặn, có thể mắc ung thư dạ dày, thực quản. Nếu ăn quá nhiều dầu mỡ, dễ mắc ung thư đại tràng, ung thư tuyết tiền liệt, ung thư vú.

Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp có thể ngăn ngừa được ung thư ruột kết. Ngoài ra, một số thực phẩm chống oxy hoá có thể đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất oxy hoạt tính, ngăn ngừa các chất gây ung thư xâm nhập vào gen, ngăn ngừa sự gia tăng phát triển các tế bào bất thường trong cơ thể.

Thực phẩm chống oxy hoá gồm có các món ăn chứa chất carotenoid như rau bina, các loại rau ăn hoa (súp lơ, hoa bí…), cà chua, dưa hấu…

Thực phẩm có chất polyphenol như trà xanh, bia, rượu vang đỏ, sôcôla…

Các thực phẩm chứa chất sulfide như tỏi, hành tây và các loại củ họ hành, bắp cải…

Các thực phẩm chứa vitamin bao gồm vitamin C, E, B1, B2 và B12, thông thường có trong rau xanh, trái cây, lạc (đậu phộng)…

Bác sĩ bị ung thư tự chữa khỏi: Thiếu hiểu biết, nhiều gia đình đã mất cả người lẫn của! - Ảnh 2.

2. Hóa trị không phải là giải pháp duy nhất

Bác sĩ Thành chia sẻ, có một thực tế mà ông nhìn thấy rất rõ là sau rất nhiều năm làm việc trong môi trường ung thư, gặp gỡ và điều trị cho nhiều bệnh nhân ung thư, đa số bệnh nhân mà ông gặp đều đã từng điều trị ở các bệnh viện khác nhau, bệnh tái phát rồi lại nhập viện.

Có nhiều người trong số đó chỉ 1 vài năm đã tái phát, nhưng cũng có nhiều người mới chỉ mấy tháng sau phẫu thuật đã tái phát trở lại. Đa số những người bị tái phát này đã trải qua hóa trị, mà tái phát bệnh lần sau không đơn lẻ nữa mà tế bào ung thư phát triển thành “chùm”, trong chốc lát đã phủ đầy gan.

Không chỉ tái phát trong phần gan, ung thư còn di căn đến phổi, xương, các cơ quan khác trong ổ bụng. Có rất nhiều bệnh nhân chia sẻ với bác sĩ Thành rằng, họ cảm thấy kỳ lạ, trong khi hóa trị, ung thư vẫn di căn.

Những kết quả chữa ung thư của các bệnh nhân giúp ông Thành càng thêm suy nghĩ, liệu chốt lại thì hóa trị có lợi hay không có lợi trong việc chữa ung thư gan?

Để tìm câu trả lời cho câu hỏi lớn này, bác sĩ Thành đã ngày đêm nghiên cứu tài liệu về chữa ung thư trên toàn thế giới.

Trong vòng 10 năm, vừa chữa bệnh cho chính mình vừa tự nghiên cứu, ông đã tham khảo khoảng hơn 1000 văn bản tài liệu chuyên ngành, đa số là các nghiên cứu đăng trên báo và tạp chí Mỹ và Châu Âu, (gọi là luận văn SCI) với hy vọng có thể tìm thấy cách chữa ung thư kỳ diệu nhất, vừa để phục vụ bệnh nhân, vừa để điều trị cho chính mình. Nhưng kết quả đã làm ông thất vọng.

Một bài nghiên cứu phân tích tổng hợp có quy mô lớn, bao gồm 57 nghiên cứu, liên quan đến 4756 trường hợp ung thư gan, nhóm bệnh nhân tuổi từ 49-67. Báo cáo kết luận rằng “Hóa trị liệu bổ sung sau phẫu thuật hoặc xạ trị không thể hiện là có lợi trong việc điều trị”. Vì vậy, bác sĩ Thành đã quyết định từ chối hóa trị liệu. 

Tại sao có hiện tượng “đang hóa trị, ung thư vẫn di căn”, ông giải thích, hoá trị trong trường hợp này dẫn đến tế bào ung thư bị biến dị, tạo thành “tế bào tách rời”, không những tốn tiền mua thuốc, mà còn làm cho ung thư trở nên ác tính ở mức nguy hiểm hơn.

Khi các bác sĩ điều trị lâm sàng suy nghĩ để đưa ra quyết định việc liệu có nên tiến hành hóa trị cho bệnh nhân hay không, họ không chỉ tập trung vào “ung thư”, mà còn tập trung vào “sự ổn định toàn bộ hệ thống” để xem xét. Nếu để kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ xem xét không chỉ kéo dài trong mấy ngày hay mấy tháng, mà là phải sống được mấy năm, hoặc dự đoán họ có thể sống bao lâu.

Từ đó, bác sĩ mới đưa ra các quyết định có nên tiếp tục điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể. Tốn tiền mà đảm bảo kéo dài tuổi thọ thì mới nên làm. Nếu không sẽ “xôi hỏng bỏng không”.

Bác sĩ bị ung thư tự chữa khỏi: Thiếu hiểu biết, nhiều gia đình đã mất cả người lẫn của! - Ảnh 3.

3. Phẫu thuật xong không có nghĩa là hết bệnh

Bác sĩ Thành chia sẻ, thường thì sau khi biết mình bị ung thư, chúng ta sẽ nghĩ đến việc điều trị phẫu thuật cắt bỏ khối u, để coi như “cắt tận gốc, bỏ tận ngọn”.

Nhưng thực tế nghiên cứu lâm sàng cho thấy, chỉ có 20% bệnh nhân mắc ung thư có thể điều trị bằng hình thức phẫu thuật, còn đa số bệnh nhân còn lại không đáp ứng đủ điều kiện để phẫu thuật, ví dụ như 3 lý do sau đây.

– Có những loại bệnh ung thư không có triệu chứng sớm, nên khi phát hiện ra bệnh thì hoặc là do ung thư đã quá to, hoặc là do tính chất của khối u quá đặc biệt, hoặc là do đã di căn, nên sẽ không thể phẫu thuật được.

– Bệnh nhân mắc ung thư khi đã lớn tuổi, hoặc mắc cùng lúc với các bệnh khác, thì rất khó tiến hành điều trị bằng cách phẫu thuật.

– Bệnh nhân hoặc gia đình từ chối điều trị bằng hình thức phẫu thuật.

Khi có tế bào ung thư trong cơ thể, bạn không thể nói rằng muốn “diệt tận gốc” là có thể thực hiện được, thay vào đó, bạn phải tìm một con đường phòng chữa bệnh mới.

Viện trưởng Thành nói rằng, bệnh ung thư ngay từ khi phát bệnh, nó đã mang tính chất bệnh toàn thân, bệnh có tính hệ thống. Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ khối u chính là giải pháp điều trị ung thư tận gốc, nhưng cách “cắt bỏ tận gốc” này không đồng nghĩa là hết sạch “gốc” của tế bào ung thư trong cơ thể.

Có một vài nghiên cứu công bố rằng, 70% người mắc ung thư vú giai đoạn sớm, các tế bào ung thư đã có thể nằm đâu đó trong huyết dịch ngoại vi và tủy xương. Đây là những tế bào ung thư tồn tại dưới hình thức “tế bào ung thư khô”, tức là chúng đang nằm trong trạng thái “ngủ đông”. Chờ đến thời điểm phù hợp, chúng sẽ “tỉnh dậy”, nhanh chóng phát triển, hình thành nên tế bào ung thư mới.

Vì thế, thông qua phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u ung thư vú, hay cắt bỏ sạch phần ung thư phổi, thì tế bào ung thư có tính chất toàn thân vẫn không thể cắt bỏ “tận gốc” được. Đây chính là lời giải thích vì sao, phẫu thuật xong rồi vẫn không chắc là có tái phát hay không.

Vậy, khi đã mắc ung thư, lại không thể phẫu thuật, thì phải điều trị bằng cách nào? Viện sĩ Thành cho biết, hiện nay kỹ thuật điều trị bệnh ung thư ngày càng phát triển đa dạng. Đối với những bệnh nhân không thể điều trị phẫu thuật thì sẽ tìm kiếm các biện pháp điều trị tối tân hơn, tiến hành điều trị tổng hợp.

Bác sĩ bị ung thư tự chữa khỏi: Thiếu hiểu biết, nhiều gia đình đã mất cả người lẫn của! - Ảnh 4.

4. Tin quảng cáo, rất nhiều gia đình đã mất cả người lẫn của

Nhiều bác sĩ có kinh nghiệm điều trị lâm sàng cho biết, ung thư xuất phát từ viêm gan mãn tính dần tiến triển thành xơ gan, từ xơ gan tiến triển thành ung thư gan.

Tất nhiên, viêm gan đề cập đến ở đây là viêm gan B hoặc viêm gan C.

Nếu bệnh nhân không có tổn thương gan, có thể gọi là virus viêm gan siêu vi B, người mang virus viêm gan B có nguy cơ ung thư gan lớn hơn nhiều, nhưng có tới hơn 95% không thể được chữa khỏi, cách duy nhất là thường xuyên kiểm tra xem xét, một khi phát hiện ung thư gan thì phải điều trị kịp thời, tỷ lệ chữa bệnh ung thư gan giai đoạn sớm lên đến 90%.

Nếu đã mắc vi-rút viêm gan B thì coi như nằm ngoài tầm kiểm soát, rất khó điều trị. Nhưng lợi dụng kẽ hở này, nhiều hãng thuốc sẽ quảng cáo rằng thuốc của họ có thể chữa được, và nếu bệnh nhân tin lời quảng cáo, sẽ mua về uống.

Về điều này, Viện trưởng Thành nhắn nhủ: Ông cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu và điều trị hơn 40 năm, mọi người đừng tin rằng có thể uống mấy loại thuốc đó mà chữa khỏi bệnh tận gốc”.

Ông đã từng nói trong rất nhiều cuộc hội nghị rằng có những căn bệnh không thể điều trị tận gốc, vì vậy, hãy tỉnh táo, đừng tin lời quảng cáo. Nếu bệnh bản chất không thể chữa thì dù có uống thuốc cũng chỉ tốn tiền, rồi thì tiền mất mà người cũng chẳng còn.

Bác sĩ bị ung thư tự chữa khỏi: Thiếu hiểu biết, nhiều gia đình đã mất cả người lẫn của! - Ảnh 5.

5. Nhiều người çհếէ vì sợ trước khi çհếէ vì bệnh

Viện trưởng Thành nói, một số bệnh nhân không phải çհếէ vì bệnh ung thư, mà là çհếէ do sợ hãi vì đã mắc ung thư. Bởi chính ông khi mắc ung thư, cũng bị rơi vào cảm giác sợ hãi khủng hoảng mất một thời gian.

Sau đó ông nghĩ, con người ta ai rồi cũng sẽ çհếէ, đành phải đối mặt với mọi tình huống. Sau khi biết bệnh, mình phải dũng cảm chấp nhận sự thật. Nhưng bệnh này là ung thư ác tính, tỉ lệ sống trên 5 năm cũng chỉ được mấy phần trăm, vì thế nó là một cuộc chiến không cân sức, bạn phải luôn quyết tâm.

Ông đã từng phải tự nhắc nhở mình rằng, nhất định mình phải sống tiếp, vì còn có rất nhiều việc phải làm, nhiều vấn đề còn dang dở cần phải tiếp tục. Ung thư cũng là một căn bệnh mãn tính, phải sống cùng với nó, phải tích cực điều trị, không nên để mình khổ tới 2 lần, phải có một cuộc sống vui vẻ. Coi như sống lại từ cõi çհếէ.

Những quan niệm này sẽ giúp người bệnh hệ thống hóa lại những việc mình cần phải làm, tạo thành một tư tưởng xuyên suốt và thời gian biểu trong quá trình điều trị bệnh, từ đó cứ thế tiếp tục sống.

11 năm đã trôi qua, bệnh ung thư của ông không tái phát. Ông vẫn dẫn đầu nhóm nghiên cứu để tiếp tục vượt qua bệnh tật, tiếp tục sống và làm việc trong vui vẻ lạc quan.

Ông nhấn mạnh, khi có bệnh, bạn phải luôn vui vẻ, ăn uống cân bằng, vận động thể thao phù hợp, tiếp tục làm việc bình thường. Đó là tất cả những bí quyết quan trọng nhất.

Viện sĩ Thành xúc động nói, có thể đến một ngày nào đó, tôi thực sự sẽ bị ngã xuống, cũng có thể sẽ ngã trên bàn phẫu thuật, ngã trên giường mà bệnh nhân đang nằm, cũng có thể là ngã trong chính phòng làm việc của tôi.

Nhưng tôi sẽ không phàn nàn, không buồn rầu về điều đó, vì tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của một bác sĩ, thực hiện giấc mơ suốt đời phụng sự người bệnh của mình, tôi cũng đã để lại được một dấu chấm hết tròn trịa trên cõi đời mà mình đi qua.

Bác sĩ bị ung thư tự chữa khỏi: Thiếu hiểu biết, nhiều gia đình đã mất cả người lẫn của! - Ảnh 6.

Theo: tapchihoaky.info

Tags:
Tại sao Kỹ sư Nhật Bản khi CHUYỂN VIỆC phải xin giấy chứng nhận tư cách lao động?

Tại sao Kỹ sư Nhật Bản khi CHUYỂN VIỆC phải xin giấy chứng nhận tư cách lao động?

Chắc hẳn các bạn chưa biết nhiều kỹ sư đi Nhật đã phải về nước vì không thể gia hạn được visa vì không xin giấy chứng nhận tư cách lao động khi chuyển việc. Vậy giấy chứng nhận tư cách lao động là gì? Nó có tác dụng gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất