Bà mẹ cá voi sát thủ cuối cùng đã chịu buông bỏ xác con sau 17 ngày lênh đênh trên đại dương
Nỗi đau ấy quá lớn, cá mẹ không sẵn sàng cho điều đó. Nó ôm xác con mình trong hơn nửa tháng trời, di chuyển một quãng đường hơn 1.600 cây số. Thậm chí, khoa học đã tính đến chuyện buộc phải tách cá mẹ ra, vì việc ôm xác con có thể khiến nó không kiếm đủ thức ăn để bổ sung dinh dưỡng sau khi sinh nở.
Cá voi sát thủ Tahlequah đã thực sự rời bỏ đứa con của mình
Nhưng thật may mắn là họ đã không phải làm điều này. Nỗi đau vẫn còn đó, nhưng cá mẹ đã vượt qua được rồi. Theo ghi nhận từ ĐH British Columbia thì vào thứ 7, ngày 11/8 – tức sau 17 ngày lênh đênh cùng con, Tahlequah lần đầu tiên bơi mà không có con mình. Cô cùng đàn đuổi theo một đàn cá hồi tại British Columbia.
Sở dĩ phải đến bây giờ các chuyên gia mới lên tiếng là vì họ muốn biết chắc chắn rằng Tahlequa đã thực sự từ bỏ. Và may mắn là điều đó đã đúng.
Tahlequah đang đẩy xác cá con lên mặt biển để bé hít thở không khí (cá voi thở bằng phổi)
“Chuyến đi tang tóc của Tahlequah đã chấm dứt” – trích lời chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu cá voi tại Tây Bắc Thái Bình Dương.
“Đã có báo cáo về việc J35 (biệt danh khoa học của Tahlequah) không còn mang theo xác con từ ngày 11/8 tại vùng biển Georgia Strait gần Vancouver; và bây giờ, chúng tôi có thể xác nhận rằng cô ấy đã từ bỏ thật rồi.”
Điều đáng buồn là các chuyên gia đã không thể thu hồi cái xác, nhằm tìm hiểu nguyên nhân gây ra cái chết và ngăn chặn các trường hợp tương tự trong tương lai. Theo báo cáo, cái xác đã chìm xuống đáy biển Salish, và khả năng thu hồi được là khá thấp.
Trên thực tế, cá voi sát thủ sau khi sinh sẽ ở cùng con mình, ngăn không cho nó chìm xuống quá lâu để có thể hít thở đầy đủ. Tuy nhiên với trường hợp của Tahlequah, khoa học xác nhận rằng cá voi mẹ đã biết con mình chết, nhưng nó đơn giản là không chịu từ bỏ. Ngày qua ngày, nó liên tục đẩy xác con lên mặt biển, như mong đứa bé có thể quay về.
“Một con cá heo hoặc cá voi thông thường sẽ phải chịu đựng rất nhiều. Nó phải lặn xuống, mang con mình lên mặt biển trước khi nó chìm, hít thở rồi lại nhấn chìm nó xuống,” – Deborah Giles từ ĐH Washington chia sẻ.
“Nhưng bà mẹ này, nó biết, nhưng đơn giản là nó không muốn từ bỏ. Bà mẹ ấy đã chưa sẵn sàng.”
Ở thời điểm hiện tại, cá voi mẹ vẫn ở trạng thái sức khỏe tốt, hộp sọ không bị biến dạng và cơ thể cũng không có dấu hiệu yếu đi vì thiếu thức ăn. Dù không phải là cái kết đẹp, nhưng trong trường hợp này vẫn là điều tốt nhất cho cả 2.
Câu chuyện cảm động của Tahlequah thực chất cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh dành cho nhân loại. Thực tế đáng buồn là trong vòng 2 thập kỷ gần nhất, 75% cá voi con ra đời đều không sống được. Thậm chí, tỷ lệ sống sót của con non trong những năm gần đây là… 0%. Tất cả đều chết ngay sau khi ra đời.
Nguyên nhân gây ra thảm cảnh này là vì con người đã quá tay khi đánh bắt cá hồi – một trong những nguồn thực phẩm quan trọng của cá voi sát thủ. Ngoài ra, những con thuyền cũng liên tục xuất hiện trong khu vực đi săn của cá voi, gây ô nhiễm nguồn nước.
Rõ ràng, để không còn những trường hợp đau lòng như với Tahlequah, con người cần có một kế hoạch cụ thể hơn để giải quyết vấn đề này. Có thể là lệnh cấm, có thể là hạn chế, chưa rõ cái gì sẽ có hiệu quả, nhưng hãy để khoa học trả lời xem.
Tham khảo: Science Alert, Telegraph
Sau Premium Friday, Nhật Bản xem xét cho nhân viên nghỉ luôn sáng thứ hai
Tháng 2 năm 2017, chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông qua Premium Friday nhằm mục đích giảm thiểu Karoushi (số lượng người dân chết vì lao lực). Theo đó, mỗi thứ sáu cuối cùng trong tháng, nhân viên sẽ tan sở sớm, tận hưởng cuối tuần cùng với gia đình.