Ba điều quyết định số phận của bạn, không phụ thuộc vào xuất phát điểm
Đại học Harvard mới đây đăng một khảo sát mới: 29,3% sinh viên năm nhất có ít nhất một người thân hoặc cha mẹ là cựu sinh viên Harvard; 46% số sinh viên này đến từ các gia đình giàu có với thu nhập hàng năm trên 500.000 USD.
Nhiều người bình luận rằng: "Đứng trên vai những người khổng lồ có cơ hội cao thành người khổng lồ hơn. Đứng trên vai những người thấp bé thật khó để thành người khổng lồ ngay cả với nhiều nỗ lực". Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng chỉ cần bạn nỗ lực thì đã cách xa xuất phát điểm bạn vốn sinh ra. Dưới đây là 3 điều quyết định số phận bạn, chứ không phải bạn có điểm xuất phát thế nào.
Nữ sinh thuộc "thế hệ thứ 2" giàu có Trung Quốc được cha mẹ lót 6,5 triệu USD vào Đại học Stanford bị phanh phui đầu năm 2019. Ảnh: SCMP.
1. Đừng tự đặt giới hạn cho mình
Nhiều người nghĩ thế giới này thật không công bằng, nhưng lại cũng có đông người cho rằng trên thế gian căn bản không có gì không công bằng. Tiểu thuyết gia võ thuật Gu Long (người Đài Loan) đưa ra quan điểm: "Nơi mỗi người đứng đều rất bình đẳng, quan trọng bạn có cố gắng leo lên hay không. Nếu như bạn chỉ đứng đó hóng gió và xem người khác leo lên, khi họ chinh phục được đỉnh, bạn lại nói thế giới này không công bằng, không bình đẳng. Đó mới thực sự không công bằng".
Đâu đó hàng ngày chúng ta vẫn đọc được những tin tức, có gia đình 3 con đều lần lượt đỗ thủ khoa đại học Y hay được học bổng toàn phần trường đại học top đầu thế giới. Một gia đình nông dân có 4 con đều được nhận vào đại học lớn... Bạn thấy đấy, miễn cố gắng, bạn có thể cầm cơ hội công bằng trong tay.
Học giỏi không phải ngẫu nhiên mà tự có. Một số người chỉ thấy rằng một nửa sinh viên Harvard là thế hệ thứ hai giàu có, nhưng họ bỏ qua nửa còn lại đến từ các gia đình bình thường.
Có một câu nói rằng, ở độ tuổi 20 bạn không làm việc chăm chỉ, đến tuổi 30 bạn trở thành một người nghèo. Sau vài năm tiếp theo, bạn sẽ trở thành một người vừa già vừa nghèo.
Không ai được sinh ra đã có tất cả. Đừng đố kị và ghen ghét mọi thứ mà người khác có. Nếu bạn muốn có nó, bạn phải làm việc chăm chỉ.
Oscar Wilde (nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch người Ireland) từng nói: "Khi tôi còn trẻ, tôi nghĩ rằng tiền là thứ quan trọng nhất trên thế giới. Bây giờ già rồi, tôi mới biết đích thực như vậy. Khi gặp phải chênh lệch, điều chúng ta sẽ nghĩ là có công bằng với mình không? Nếu bạn đang có thời gian so bì như vậy, tốt hơn hết hãy kiếm nhiều tiền, nỗ lực trở thành 'không công bằng' trong mắt người khác".
2. Điều duy nhất chúng ta có thể "liều" chính là phải nghiêm khắc với bản thân
Khảo sát mới của Đại học Harvard cũng chỉ ra 35,9% sinh viên năm nhất hiếm khi sử dụng Twitter, 56,4% sinh viên mới không có tài khoản Twitter. Điều này cho thấy một sự thật tàn khốc: những người sinh ra 'ngậm thìa vàng' có cách tự kỷ luật bản thân hơn những gì bạn biết.
Bạn có biết "kinh nghiệm của người không tự kỷ luật là gì?", có một đáp án "trần trụi", đó là sự "chuyển đổi giữa những nỗi buồn và hối tiếc lặp đi lặp lại.
Nhìn lại số đông người trẻ tuổi, mỗi ngày của họ như thế nào? Mỗi ngày đều cố gắng thức dậy, vội vã đánh răng rửa mặt, cùng vô số người không quen biết chen lấn nhau lên xe, ra đường, vừa trả lời email công việc, vừa thở dài bắt đầu cho một ngày làm việc. 8 giờ làm việc vừa đối phó, vừa lên mạng mò mẫm. Cho nên công việc không hoàn thành, chỉ đành phải làm thêm giờ.
Không tự kỷ luật sẽ không mang lại hiệu quả học tập cũng như công việc. Ảnh: Shutterstock.
Để bù đắp sự mệt mỏi trong ngày, sau khi trở về nhà, họ ngồi xổm trên ghế sofa và xem điện thoại di động. Khi chuẩn bị đi ngủ đã là nửa đêm. Lúc này, bản thân mới nghĩ còn nhiều thứ chưa hoàn thành hôm nay, nhưng đã quá muộn nên chỉ có thể đi ngủ. Cứ như thế, vòng luẩn quẩn tiếp tục vào ngày hôm sau.
Sống mà không tự kỷ luật, bạn đang để thời gian trôi đi, cũng chính là đang tự hủy hoại bản thân.
Tiểu thuyết gia Murakami Haruki (được người Việt biết đến nhiều qua tác phẩm Rừng Nauy) bắt đầu viết từ năm 30 tuổi, đến nay đã 40 năm. Ông chỉ viết 4.000 từ mỗi ngày, 400 từ một trang giấy và dừng lại ở 10 trang. Sau đó dành một giờ để chạy bộ, 40 năm như một ngày. Chính mức độ kỷ luật tự giác cao này cho phép ông có thời gian và sức lực để tiếp tục viết những tác phẩm xuất sắc trong nhiều thập kỷ.
Đời sống cao hay thấp của bạn đều do mức độ kỷ luật tự quyết định. Khi người khác đang đọc sách, bạn lại ngồi nghe nhạc. Khi người khác đang đổ mồ hôi trong phòng tập thể dục, bạn lại có một bữa ăn ngon; khi những người khác sử dụng cuối tuần để học cách cải thiện bản thân, bạn ngủ nướng...
Có người nói: "Động lực lớn nhất cho những nỗ lực của tôi là sự hoảng loạn. Tôi không thể chấp nhận một bản thân trì trệ". Là một người bình thường, chúng ta không thể thắng người khác tất cả. Điều duy nhất chúng ta có thể thắng đó chính là "nghiêm túc" với bản thân.
Vượt qua các giới hạn giúp một người mở rộng đường kính của bản thân. Ảnh: Asiamedia.
3. Bạn cần làm cho đường kính cuộc sống lớn hơn
Trong tiểu thuyết "A Tree Grows in Brooklyn" của Betty Smith, nhân vật chính Francis được sinh ra ở Brooklyn, một "khu ổ chuột" ở New York. Cô buộc phải đối mặt với cuộc sống khó khăn từ khi còn nhỏ. Ba bữa ăn mỗi ngày chủ yếu từ bánh mì mốc. Cô bị khinh miệt ở trường, người thân cũng phản bội... Vì vậy cô luôn luôn cứng rắn và không ngừng phấn đấu để nhận được các cơ hội học tập và làm việc cao hơn. Nhờ nỗ lực của bản thân, cô đã thoát ra khỏi "khu ổ chuột", thoát khỏi cuộc sống nghèo khó.
Nếu bạn không sinh ra đã ngậm thìa vàng, bạn sẽ phải tự kiếm tiền. Nếu bạn không có một chiếc chìa khóa vàng từ nhỏ, hãy tự mình đánh nó. Đừng tự cho mình "nghèo", mà hãy làm việc chăm chỉ để mở rộng đường kính của cuộc sống.
Đọc sách, thay đổi bản thân, làm việc chăm chỉ và tìm kiếm những đột phá mới ngoài công việc có thể làm cho cuộc sống trở nên lớn hơn.
Có lẽ chúng ta không thể leo lên đỉnh của kim tự tháp trong suốt quãng đời còn lại, có lẽ chúng ta sẽ luôn là một thế hệ không tên nhưng ngay cả khi đó, chúng ta có thể viết nên một cuộc sống uốn lượn nhưng đẹp đẽ qua từng bước đi của chính mình.
Nguồn: vnexpress.net
Lễ hội pháo hoa Koga ở Ibaraki
Màn trình diễn pháo hoa Koga (古河花火) ở Ibaraki đang nắm giữ nhiều kỷ lục như: số lượng pháo hoa bắn lên nhiều nhất Kanto, có quả pháo hoa bắn cao nhất, với chiều cao tới 650 mét (hơn cả tháp Skytree), và là chương trình pháo hoa được yêu thích thứ 2 ở tỉnh Ibaraki.