90% Du học sinh làm thêm gãy lưng để trả phí sinh hoạt

Du học không còn là ước vọng xa vời với các bạn trẻ, phía sau giấc mộng tiếp cận một tri thức mới và khám phá điều mới lạ, thì một mình sống ở một nơi xa lạ và không còn sự chăm sóc của người thân, luôn tồn tại những khó khăn khôn lường.

Để chúng ta biết rằng du học không phải lúc nào cũng là thiên đường của cuộc sống và học tập.

Đến một nước hoàn toàn xa lạ, cảm giác bỡ ngỡ, sốc văn hóa là khó tránh khỏi với các bạn trẻ. Cảm giác thất vọng, lo lắng, căng thẳng và có những lúc tuyệt vọng mà nếu không chuẩn bị tâm lý cũng như cách đối mặt với nó thì các bạn sẽ gặp nhiều rắc rối đấy nhé.

Ở các nước càng phát triển thì chi phí sinh hoạt càng đắt đỏ, chi tiêu tằn tiện và tiết kiệm hết sức cũng không đủ. Vì vậy gần như 90% du học sinh phải tìm việc làm thêm sau 1 tháng nhập học để phần nào đó giúp trang trải gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Mối lo lắng nhất của các bạn du học sinh là tệ nạn xã hội, đặc biệt là sử dụng chất kích thích trái phép. Những cám dỗ đó trong nước không thiếu, nước ngoài lại càng nhiều. Chính vì thế, nếu không vững lòng và cũng như thiếu kiến thức thì có thể xảy ra những sai lầm đáng tiếc.

Mục đích ban đầu khi quyết định đi du học của các bạn trẻ là việc học tập, thế nhưng những áp lực của việc phải sống một mình khiến nhiều bạn sao lãng việc học, bỏ cuộc ngay sau khi mới “tận hưởng” du học chưa được bao lâu. Một số khác vì không còn sự quản thúc của gia đình đã để cho bản thân có sự tư do quá mức cho phép.

Nhiều du học sinh than vãn quá nhiều về công việc làm thêm của mình, bị bóc lột sức lao động, không trả lương đúng hạn, trả lương quá thấp hau thậm chí là một số tệ nạn khủng khiếp khác bạo hành, cưỡng bức…

Sống ở môi trường mới các ban trẻ thường xuyên gặp các vấn đề về sức khỏe, thậm chí là chấn thương thường xuyên. Vốn ngoại ngữ hạn chế, thiếu kiến thức về thẻ bảo hiểm khiến các bạn gặp nhiều khó khăn, hoang mang tìm cách giải quyết.

Trên đây chỉ là một vài mặt trái mà các bạn du học sinh phải đối mặt. Không có con số thống kê chính xác, nhưng hiện tượng du học sinh phải bỏ ngang chương trình học để về nước khá phổ biến. Mà nguyên nhân chủ yếu là không vượt qua được những khó khăn trên.

Thế nên nếu có nhu cầu đi du học thì các bạn trẻ, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kĩ thông tin, trang bị kiến thức, trau dồi kĩ năng bởi chúng ta biết rằng: “Con đường du học đâu chỉ có màu hồng”.

Chúc các bạn thành công với ước mơ du học của mình!

Tags:
Bằng cao đẳng nghề đi Nhật theo diện kỹ sư, kỹ thuật viên được không?

Bằng cao đẳng nghề đi Nhật theo diện kỹ sư, kỹ thuật viên được không?

Khác với chương trình xuất khẩu lao động Nhật, chương trình kỹ sư Nhật Bản đòi hỏi khá cao về bằng cấp chuyên môn. Tốt nghiệp cao đẳng nghề có đi Nhật diện kỹ sư được không?

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất