“Xôn xao” dòng tâm sự về “tính ỷ lại” của người Việt Nam
Bài viết với chủ đề NHỜ VẢ, được anh Hirota Fushihara viết bằng tiếng Việt, cộng với kinh nghiệm sinh sống ở đây nhiều năm, tích góp lại và viết thành tâm thư như thế này.
“NHỜ VẢ
Tôi có một nhận thức cơ bản về một trong những nét văn hóa chung của người Việt Nam (phải nói là không ít người Việt Nam để tránh bị phê bình là chụp mũ ) là người Việt Nam dễ dàng nhờ vả người khác.
Phía người nhờ vả thường it khi nghĩ đến hoản cảnh của đối phương. Người nhờ vả ít khí nghĩ đến việc đối phương có sẫn sàng hay không, nhờ như vậy có phiền hay không.
Ví dự như văn hóa xin vay tiền. Không ít người thấy ai có tiền là cừ nhờ, Người được nhờ cũng khó từ chối. Nếu từ chối thì bị gọi là ” keo kiệt” hay ” kẹt sỉ” hoặc “ki bo”. Mọi người rất sợ bị mang tiếng như vậy.
Tôi cũng hay được nhờ. Đặc biệt sau khi bất đầu đưa các bài viết về pháp luật, tiếng Nhật v.v trên facebook này, tôi nhận được đề nghị tôi hỗ trợ và giứp đỡ điều gì đó.
Hôm nay tôi được một bạn ( một người chưa bao giờ tôi biết) nhờ dịch môt đoạn văn tiếng Nhật sang tiếng Việt. Bạn đó hình như là học sinh phổ thông. Bạn nói rằng “Cháu đã đọc một văn chương trong một tuần vừa qua mãi không hiểu đoạn văn cuối này. Chú dịch giứp cho cháu ngay được không?” Tôi trả lời rằng “Hôm nay khuya rồi, mai có thể tôi dịch rồi đưa cho bạn nhé”
Nhưng bạn áy không chịu vì ngày mai bạn phải học bài đó trên lớp. Thế là bạn cứ đề nghị tôi dịch liền. Và, bạn nói them câu rút khoát “Cháu biết người Nhật rất tốt. Chú giứp cháu đi”.
Nghê câu như vậy chắc tôi phải sợ mang tiếng rằng tôi không có phẩm chất của người Nhật!!
Từ “Giứp đỡ” được sinh ra trong tiếng Việt vón dĩ là theo ý nghĩa hoàn toàn tích cực. Nhưng tôi có cảm giác rằng người Việt Nam (phải nói là không ít người Việt Nam để tránh bị phê bình là chụp mũ ) đã biến hóa ý nghĩa của “Giứp đỡ” theo hướng khó diễn tả.
Vì khó diễn tả nhừ vậy, người ta dễ dàng nhờ vả người khác bằng cách tận dụng cảm giác “không muốn mang tiếng” của đói phương?
Việc tôi viết bài này cũng đủ để mang tiếng rằng “ Người Nhật luôn biết giứp người khác, vậy mà ông này khó tính quá”
Ah, nhưng tôi vẫn sẫn sàng khi có ai đó thật sự cần thiết sự hỗ trợ nhé..
(Trên đây là bài viết bởi một người nước ngoài, nên đã để một số chỗ có chính tả sai. cũng là lễ tự nhiên) “
“Tâm thư” của anh vừa đăng lên đã nhận được nhiều phản ứng, đồng ý có, phản bác có.
Đây có lẽ không phải liên quan đến vấn đề quốc tịch, mà là do tính cách. Dù người Nhật được rèn luyện từ nhỏ với đức tính tự lập, ít nhờ vả vào người khác. Thế nhưng bố mẹ sinh con, trời sinh tính, dù là người Nhật thì cũng có người sống ỷ lại vào xã hội và gia đình.
Người Việt cũng vậy, dù nhiều trẻ em lớn lên trong môi trường được ba mẹ đưa đón, chăm sóc chu đáo “tận răng” , nhưng bên cạnh đó vẫn có người Việt biết phấn đấu, tự tìm tòi và vượt lên khó khăn.
Bản thân Tôi cũng từng nghe nhiều lời than phiền từ người Nhật rằng, người Việt hễ không hiểu là ngay lập tức hỏi, không chịu bỏ chút thời gian để tìm hiểu. Đồng ý là tri thức của con người là có hạn nên hỏi những điều mình chưa biết để giỏi hơn chẳng có gì đáng trách.
Thế nhưng, nhờ vả cũng là một văn hoá và hãy nhờ vả một cách thông mình và “ra dáng”, nhất là phải sau khi đã “nghĩ nát óc” rồi mà không ra nhé!
Chee
Làm thế nào để thích nghi nhanh cuộc sống ở Nhật
Có lẽ nhiều bạn cũng giống như mình, khi mới sang Nhật, sau những háo hức, mong đợi, hứng thú ban đầu thì sẽ là những chuỗi ngày khó khăn để thích nghi với một môi trường mới, một môi trường có nhiều sự khác biệt với Việt Nam.