“Tứ hùng” trong tâm linh người Nhật là gì?

Có thể nói, Nhật Bản là kho tàng thần thoại và truyền thuyết. Bao gồm những câu chuyện có nguồn gốc chính quốc đến những điều du nhập hoặc chịu ảnh hưởng của nước ngoài thông qua sự tương đồng về văn hoá. Đó chính là lý do để đất nước này tập hợp cả một kho những câu chuyện mang tính hư cấu cao.

Thông thường, trong những chuyện thần thoại đó thường xuất hiện bóng dáng các linh vật. Không chỉ riêng Nhật, hầu hết người phương Đông đều đặt niềm tin vào một số loài vật, rằng trong chúng luôn ẩn chứa một quyền năng nào đó.

Có thể khẳng định một điều, bốn loài vật dưới đây thường được tôn sùng nhất. Và người Nhật tin chúng bảo vệ bốn hướng của đất nước này. Có thể do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, thông qua văn học  Nhật, hình ảnh bốn linh vật đó hiện lên với mỗi cách miêu tả cũng như mang trong mình sức mạnh khác nhau.

Genbu – linh vật giám hộ phương Bắc

Ảnh: jp

Linh vật này có hình dáng là một con rùa lớn bao quanh bởi một con rắn. Genbu thường kiểm soát các yếu tố về nước hoặc liên quan đến mùa đông. Thông thường Genbu  có màu đen nhưng một số nơi lại sơn màu vàng (chỉ màu của Hoàng gia).

Genbu trang trí ở phía bắc cung điện Hoàng gia Kyoto và được biết đến như biểu tượng của sự thanh khiết, cuộc sống trường tồn, vĩnh cửu, nó còn tượng tưng cho sự linh hoạt và trí tuệ.

Seiryulinh vật giám hộ phương Đông

Ảnh: jp

Là một con rồng xanh, Seiryu là biểu tượng của sức mạnh và quyền năng. Bản chất của Seiryu là mộc và thường kiểm soát mưa. Người Nhật cho rằng, nó bảo vệ phía Đông của đất nước, đặc biệt là cố đô Kyoto.

Seiryu mang trên mình màu xanh, nên được xem là hiện thân của quyền lực, sự sang trọng, sức mạnh vượt trội. Trong một số điển tích, nó còn được miêu tả như “vua của muôn loài”.

Suzaku – linh vật giám hộ phương Nam

Ảnh: jp

Nhiều ý kiến cho rằng, đây là linh vật giám hộ đẹp nhất trong bốn loài. Với hình dáng là một Phượng Hoàng lửa, chắc chắn bạn sẽ biết, Suzaku sẽ cai quản gì rồi đúng không? đó là lửa, hoặc xa hơn là mùa hè.

Thời cổ đại, như Heian, một số cổng thành phía Nam có đặt biểu tượng này, nhưng hiện nay đã không còn thấy nữa.

Suzaku là hiện thân của lòng trung thành , ý chí, sự tốt bụng và cao quý.

Byakko – linh vật giám hộ phương Tây

Ảnh: jp

Byakko là một con hổ trắng, theo truyền thuyết thì Bykko cai quản gió. Mùa biểu trưng là mùa Thu, Byakku tương quan với các yêu tố kim loại. Theo chuyện kể lại, hổ trắng thường được xem như vị thần bảo vệ muôn loài. Thế nên, ngày trước, khi chôn cất các vị anh hùng, tướng lĩnh, người ta đặt lên mộ một miếng kim loại như một nghi thức đặc biệt liên quan đến thần hổ bảo vệ.

Ở một số ngôi mộ cổ, sẽ thấy các bức tranh Byakku trên tường. Thần hổ là biểu tượng cho lòng dũng cảm, sự công bình.

Trên đây là “tứ linh” mà người Nhật vẫn hằng sùng kính. Không chỉ trong thần thoại truyền thuyết, mà ngày nay, chúng còn xuất hiện trong Anime của Nhật, với nhiều yếu tố sinh động hơn.

Và chính sự có mặt của chúng, làm cho nền văn hoá Nhật nói riêng, văn hoá phương Đông nói chung thêm phần huyền bí. Ở Trung Hoa, chúng được gọi với những cái tên như : Huyền Vũ (Bắc) – Thanh Long (Đông) – Chu Tước (Nam) – Bạch hổ (Tây). Một số người cho rằng, chúng tương quan đến các vận mệnh con người như Kim – mộc – thuỷ – hoả, đôi khi dựa vào mệnh đó để đoán biết tính cách của mỗi người nữa đấy.

Nhưng dù sao, bây giờ khi đến Nhật, nếu bắt gặp những bức tượng này ở đền thờ thì cũng đừng băn khoăn ý nghĩa của chúng nữa nhé.

Nguồn: Japo.vn

Tags:
Không ngờ những động vật quen thuộc hàng ngày lại mang ý nghĩa tâm linh như thế

Không ngờ những động vật quen thuộc hàng ngày lại mang ý nghĩa tâm linh như thế

Ở Nhật Bản, mỗi địa danh hay đồ vật đều có những câu chuyện gắn với thần thoại riêng. Từ nguồn gốc thành phố, làng quê hay đền thờ một vị thần. Đó là những câu chuyện phong phú, giải thích cặn kẽ về mọi thứ, chúng đến từ đâu ?, mang trong mình ý nghĩa tâm linh gì ?

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất