80 Bộ thủ tiếng Nhật và những sai lầm khi học Kanji

Đã từ lâu việc học Kanji luôn được cho là nhiệm vụ tối quan trọng với những người học tiếng Nhật. Nhưng học thế nào cho đúng cách và bắt đầu từ đâu luôn là vấn đề khiến các bạn học viên đau đầu. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

Kanji đóng vai trò quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ Nhật bên cạnh Hiragana và Katakana. Lý giải cho điều này, hầu hết sách báo, bản tin, poster… đều được viết bằng chữ Kanji, nghĩa là nếu bạn học không tốt Kanji thì nhiều khả năng bạn sẽ không thể hiểu được những nội dung viết bằng tiếng Nhật.

Có rất nhiều bạn học viên đã tâm sự rằng: “Em học từ vựng, Kanji rất chăm chỉ nhưng chỉ được một thời gian là lại quên hết. Có phải do em không có năng khiếu học không ạ?”

Khi học ngoại ngữ, năng khiếu đúng là quan trọng nhưng cách học còn quan trọng hơn. Nếu học đúng cách bạn sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn rất nhiều, và sẽ thấy rằng Kanji thật sự không khó như đã nghĩ.

Vậy nguyên nhân ở đâu khiến người học mãi không thể chinh phục được Kanji? Có thể do nhiều yếu tố, nhưng nguyên nhân chủ yếu là người học thường mắc phải những sai lầm dưới đây:

Sai lầm 1: Không học bộ thủ

pasted-image-0-637084800210690489

Có nhiều người khi học tiếng Nhật đã bỏ qua việc học các bộ thủ và lao thẳng vào học các từ Kanji một cách máy móc, khô khan, dập khuôn. Cách học này không những không hiệu quả mà còn khiến não bạn mệt mỏi hơn rất nhiều, thậm chí việc ghi nhớ chữ Kanji một cách không hệ thống như vậy sẽ khiến bạn dễ rơi vào tình trạng “học trước quên sau”, “nhớ nhớ quên quên”.

Có khoảng 200 bộ thủ trong tiếng Nhật, nhìn sơ qua có thể bạn sẽ phải thốt lên rằng “Nhiều thế này thì học làm sao hết được”, có thể khá khó khăn để ghi nhớ hết nhưng một khi đã học thì bạn sẽ thấy chúng có sự liên kết với nhau. Ví dụ bộ hỏa sẽ gồm các từ liên quan đến lửa, tương tự bộ thủy sẽ gồm các từ liên quan đến nước…

Sai lầm 2: Học Kanji một cách riêng lẻ

pasted-image-0-1-637084800396121059

Khi mới học tiếng Nhật, có nhiều bạn thường lựa chọn cách học từng từ một mà không biết rằng cấu tạo chính của Kanji gồm có 2 bộ phận, đó là phần ý nghĩa và phần âm. Vậy nên có rất nhiều chữ Hán nhìn na ná giống nhau và chỉ cần thay đổi một bộ phận thôi là có thể biến thành một từ mới với ý nghĩa hoàn toàn khác.

Để không mắc phải sai lầm này dẫn đến tình trạng học nhiều mà vẫn sai thì bạn nên áp dụng cách học 1 từ Kanji rồi sau đó học thêm những từ có cách viết tương tự với từ gốc.

Ví dụ:

毛 (mao) – 手 (thủ)

人 (nhân) – 入 (nhập)

力 (lực) – 刀 (đao)

Sai lầm 3: Học vẹt

pasted-image-0-2-637084801002605699

Nếu chỉ ngồi một chỗ và kiên trì học thuộc 1 từ Kanji thì bạn nghĩ rằng bạn sẽ nhớ được nó trong bao lâu? Chưa kể đến việc nếu không thường xuyên sử dụng và áp dụng thì chẳng mấy kiến thức sẽ trôi tuột khỏi đầu như một mớ bòng bong.

Chữ Kanji bản chất là chữ tượng hình, cách học chữ Kanji dễ nhất là liên tưởng. Khi học bạn hãy kết hợp với trí tưởng tượng, sáng tạo của mình để biến một từ Kanji khó nhớ trở nên sinh động và sáng tạo.

Tổng hợp 80 bộ thủ trong tiếng Nhật

1

2

3

4

5

Nguồn: Dekiru

Tags:
Từ chối ngồi dù được nhường ghế, khi cô cúi xuống, cả xe bàng hoàng xúc động

Từ chối ngồi dù được nhường ghế, khi cô cúi xuống, cả xe bàng hoàng xúc động

Trong cuộc sống này có những sự việc, có những con người luôn làm chúng ta thấy cảm động, có những lúc chúng ta không biết họ là ai, nhưng tình yêu thương vô giá của họ mãi mãi tỏa sáng và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất