8 lưu ý khi sử dụng xe đạp tại Nhật Bản
Nhưng quy định giao thông tại mỗi nước lại khác nhau và Nhật Bản cũng khác Việt Nam rất nhiều. Dưới đây sẽ là tất tần tật các thông tin về giao thông xe đạp tại Nhật Bản để các bạn có thể tuân thủ một cách tốt nhất!
I. Đăng ký số khung xe đạp
Khi mua xe đạp tại Nhật, các bạn bắt buộc phải đăng ký số khung xe để chống trộm. Đăng ký số khung xe là thủ tục đăng ký thông tin xe đạp vào cơ sở dữ liệu của cảnh sát, để chứng minh chiếc xe đạp đó thuộc quyền sở hữu của bạn, chẳng may bị mất việc tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Khi bạn mua xe tại cửa hàng, sẽ được nhân viên cửa hàng làm luôn khi mua. Còn khi bạn mua xe đạp từ cửa hàng trực tuyến như trên amazon, bạn sẽ phải tự đi đăng ký số khung chống trộm cho mình.
Khi bạn đi xe đạp bị cảnh sát giữ lại thì mã số khung xe của bạn sẽ được xác minh. Nếu khi đó bạn vẫn chưa đăng ký số khung xe bạn sẽ gặp rắc rối nếu không chứng minh được chiếc xe đjap thuộc sở hữu của mình. Vậy nên nếu bạn muốn có một chiếc xe đạp thì bạn nhất định phải tiến hành đăng ký số khung xe tại Sở cảnh sát.
Cách đăng ký số khung xe đạp
Các bạn sẽ mang chiếc xe đạp cần đăng ký, giấy tờ (như hoá đơn – giấy tờ chứng minh bạn đã mua chiếc xe đạp đó), và giấy tờ chứng nhận nhân thân (như Thẻ lưu trú) đến bất kỳ cửa hàng xe đạp nào bạn biết.
8 lưu ý khi sử dụng xe đạp tại Nhật Bản
Tại cửa hàng xe đạp, chỉ cần nói với nhân viên cửa hàng 「防犯登録をお願いします」- 「ぼうはんとうろくをおねがいします」 – Làm hộ tôi thủ tục Đăng ký chống trộm), bạn sẽ nhận được một tờ Đơn đăng ký như hình dưới, bạn hãy điền vào Đơn đăng ký địa chỉ hiện tại của bạn ở Nhật, họ tên và số điện thoại.
Sau khi bạn điền xong, nhân viên tại cửa hàng sẽ xác nhận lại thông tin chiếc xe đạp, điền những phần còn lại trong tờ đơn đăng ký. Sau đó, nhân viên cửa hàng sẽ dán một mảnh giấy niêm phong có ghi mã số đăng ký chống trộm lên chiếc xe đạp của bạn.
Cuối cùng, bạn trả phí đăng ký và hoàn tất. Phí đăng ký khoảng chừng 500 yên (giá ở Tokyo), tuỳ từng vùng mà giá cả có thể lệch đôi chút.
II. Đặc quyền của xe đạp ở Nhật
1. Đi xe đạp trên vỉa hè
Luật chính thức tại Nhật Bản thì là trẻ con dưới 12 tuổi có thể đi trên vỉa hè. Trong trường hợp “quá nguy hiểm” để đi dưới lòng đường thì ai cũng được phép lên vỉa hè mà đi. Ai thi hành luật này? Hầu như chả có ai. Theo thống kê của chính phủ, 40% người dân không nhận thức rằng xe đạp là phải đi dưới lòng đường.
Vậy, 40% người không biết rằng luật lệ này có tồn tại. Còn 60% còn lại thì sao? Họ thường là không tuân theo luật. Hầu hết người ta lái xe đạp trên vỉa hè và cảnh sát thì làm ngơ không có gì.
2. Khóa xe đạp
Nhật Bản là nước an toàn và ít trộm cắp, đúng là thế thật. Nhưng nếu bạn không khóa xe đạp thì coi chừng cảnh đôi ngả chia li vì tuy không có nhiều người phá khóa lấy cắp xe nhưng nếu bạn không khóa thì nhiều người đang vội họ cũng mượn tạm rồi lấy luôn.
Hoặc họ đi quãng đường của họ xong họ quẳng ở ga hay nơi nào có trời mà biết. Khi mua xe đạp thường có khóa và bạn sẽ có 2 chìa, hãy cất 1 chìa ở nhà còn 1 chìa cầm theo để khóa xe.
Bạn cũng có thể mua khóa số ở cửa hàng 100 yen để khóa xe cho tiện.
3. Sửa xe đạp bị nổ lốp
Xe đạp có thể bị nổ lốp, v.v… Tiếng Nhật nổ lốp gọi là パンク panku. Bạn có thể ra tiệm sửa xe đạp (khá hiếm) hoặc chỗ bán xe nếu họ bán xe. Giá vá xe là tầm 1,000 ~ 2,000 yen. Tuy nhiên, bạn cũng có thể mua miếng vá xe ở cửa hàng 100 yen và tự vá xe.
Cách làm: Vào cửa hàng 100 yen mua miếng và xe và bộ sửa xe (bộ công cụ để tháo săm lốp) về nhà, nhớ phải có cả búa nhựa hoặc gỗ cũng như bơm xe (có thể mua ở hàng 100 yen hay mua bơm xịn ở cửa hàng xe đạp). Sau đó đổ nước vào thau, tháo lốp lôi săm ra, bơm căng và cho săm đã bơm vào chậu nước.
Chỗ thủng thì sẽ có bọt khí nổi lên, lấy que tăm nhỏ đánh dấu chỗ đó bằng cách cắm vào. Chú ý là bạn phải kiểm tra toàn bộ săm vì có thể có vài chỗ thủng.
Sau đó tháo hết khí ra, lau khô săm, làm theo hướng dẫn trên bao miếng dán (thường là tháo miếng dán, dán vào lấy búa gõ cho dính chặt).
4. Chữa lỗi tuột xích
Đang đi mà bị tuột xích thì sao? Bạn hì hục mãi mà không lắp lại được. Vì bạn không biết cách! Cách để sửa lỗi tuột xích xe đạp là tháo xích ở cả hai bánh răng ra, sau đó lắp lại xích vào bánh răng lớn (chỗ pedal) trước, rồi mới phủ xích lên một phần bánh răng ở trục bánh sau và kéo bằng cách quay pedal để xích khớp vào bánh răng.
Vì sao bạn không sửa được tuột xích? Bởi vì thường bị tuột ở bánh răng pedal và bạn cố gắng để lắp lại xích ở đây. Cách này có thể mất nửa ngày và 50% năng lượng cơ thể. Bạn cần tháo cả ở bánh răng sau ra rồi mới lắp được vào bánh răng trước (ở pedal) rồi mới lắp vào bánh răng ở trục bánh sau. Làm gì cũng phải đúng trình tự.
III. Những hành vi cấm khi đi xe đạp và mức xử phạt
1. Mức phạt cho những hành vi cấm
Hành vi cấm | Mức phạt (Yên) |
Không nhường người đi bộ | <= 20.000 |
Say rượu khi lái xe đạp | Phạt tù 5 năm hoặc <= 1.000.000 |
Dùng điện thoại khi đi xe đạp | <= 50.000 |
Nghe nhạc lớn khi đi xe đạp | <= 50.000 |
Đi dàn hàng ngang | <= 20.000 |
Đi ban đêm không bật đèn xe | <= 50.000 |
Lái xe một tay (cầm ô dù) | <= 50.000 |
Không dừng khi có biển báo dừng | Phạt tù 3 tháng hoặc <= 50.000 |
Vượt đèn đỏ | Phạt tù 3 tháng hoặc <= 50.000 |
Đi bên phải đường | Phạt tù 3 tháng hoặc <= 50.000 |
Thay đổi hướng đi đột ngột | <= 50.000 |
Lưu ý khi rẽ phải
Nhật Bản giao thông bên trái nên bạn không đơn giản mà rẽ phải được (ngay cả rẽ trái cũng phải đợt đèn xanh). Với đường có 3 làn xe trở lên bạn phải rẽ phải theo 2 giai đoạn, phải đi qua góc ngã tư đối diện đợi tiếp đèn xanh ở đó. Đây gọi là 二段右折 nidan usetsu [nhị đoạn hữu chiết] tức là “quẹo phải theo hai giai đoạn”. Hãy xem hình minh họa bên dưới. Nếu bạn quẹo phải như xe máy, xe hơi, … bạn đã vượt đèn đỏ, hãy xem mức phạt ở trên.
Nếu gây tai nạn khi đi xe đạp Phải bồi thường thiệt hại tài sản, thân thể, có thể từ 100 man (1,000,000 yen) tới vài sen man (vài chục triệu yên). Có trường hợp gây tổn thương não, hay tử vong cho người đi bộ phải bồi thường 30,000,000 yen, tức là tương đương với mansion ở Tokyo. Vì thế cần phải tuyệt đối tránh gây tai nạn. Bạn cũng có thể mua bảo hiểm để đề phòng. Hãy xin tư vấn trường Nhật ngữ nếu định mua bảo hiểm. Xem thêm: >> 8 điều đặc biệt trong văn hóa giao thông của người Nhật
IV. Những quy định mới trong luật đi xe đạp tại Nhật Bản
Từ ngày 1/6/2015 tại Nhật Bản đã có những thay đổi khắt khe hơn trong luật đi xe đạp đường bộ. Dưới đây là những thay đổi mà chúng tôi đã liệt kê giúp người lao động nắm bắt được tốt nhất.
Không nhìn đèn tín hiệu giao thông.
Vi phạm khi đi vào những đường cấm.
Đi xe đạp trên lòng đường chỉ dành riêng cho người đi bộ.
Đi sai làn đường quy định.
Cản trở người đi bộ ở vệ đường không có vỉa hè
Đi vào đường ray tàu khi mà rào chắn đã hạ xuống
Cản trở xe cộ giao thông chiều ưu tiên ở những nút giao thông
Cản trở xe đang đi ở chiều ưu tiên khi muốn rẽ phải
Đi sai quy định an toàn ở nơi có vòng bùng binh
Không dừng trước những chỗ có biển tạm dừng hoặc vạch tạm dừng
Đi sai quy định khi đi trên vỉa hè dành cho người đi bộ (Phải đi về phía sát với lòng đường)
Đi xe không phanh hoặc hỏng phanh
Đi xe đạp khi đã uống rượu bia
Vi phạm an toàn lái xe (Ví dụ như là đi hàng 2,hàng 3.Hoặc cầm ô khi lái xe.v..v.)
Những lưu ý thêm khi sử dụng xe đạp tại Nhật Bản
Không uống rượu bia nhiều hơn 1 lon bia trước khi đi xe đạp.
Xe đạp hỏng phanh, đèn cần đi chữa ngay. Mua đèn kẹp vào ghi đông đơn giản 100 Yên ở cửa hàng 100 Yên được.
Nguyên tắc là đường có vỉa hè cũng phải đi trên lòng đường về bên TRÁI, không phải là đi trên vỉa hè. Chỉ đi trên vỉa hè khi nào đường nhiều oto quá, ít người đi bộ. Khi đó cũng phải ưu tiên người đi bộ. Cấm bóp chuông inh ỏi bắt người đi bộ tránh cho mình.
Chú ý biển tạm dừng. Xem hình. Dù không có ai nhìn mình nhưng có camera phòng trộm, nếu không chú ý có thể đâm vào ai đó bởi vì các ngã rẽ này ít người, khó nhìn. Phải nhìn gương cầu để chú ý.
Đi xe đạp không được phóng nhanh.
Điều cơ bản: ở Nhật là phải đi bên trái.
Nếu có điều kiện, hãy mua bảo hiểm xe đạp khoảng 500 Yên/tháng.
Hy vọng với những chia sẻ này, các bạn có thể tự tin hơn dễ hòa nhập hơn với cuộc sống và giao thông tại Nhật Bản, chúc các bạn thành công!
Nguồn: TTCVN
Nên khóc hay cười đây? Đắng lòng biến thái 48 tuổi "thả dê" cô gái tuổi 20, thế nhưng lại gặp phải...
Biến thái – cụm từ đã không còn xa lạ khi nhắc đến những con tàu đông đúc. Giữa đám đông chen chúc, một bàn tay vươn ra, sờ soạng các bộ phận nhạy cảm của phụ nữ, dẫu cảm giác được bản thân bị lạm dụng, phụ nữ chẳng thể nhúc nhích vì đang bị kẹt cứng.