8 điều cấm kỵ khi dùng lò vi sóng nếu không muốn bị ngộ độc hay cháy nổ
Lò vi sóng là một thiết bị gia dụng rất phổ biến với mỗi chúng ta trong cuộc sống hiện nay, nhưng chắc chắn vẫn còn những điều mà bạn chưa biết về việc sử dụng nó đúng cách và dễ dàng gây ra những sự cố, thậm chí tai nạn nguy hiểm.
Đơn giản nhất là việc chọn những vật thể cho vào trong lò vi sóng cũng cần được chú trọng và để ý. Không phải là bạn bỏ bất cứ đồ nào vào trong đó cũng có ngay một bữa ăn nóng hổi ra lò chờ sẵn, mà chúng còn chứa đầy những hiểm họa và rủi ro bất ngờ không biết trước như những thứ sau:
1. Hộp xốp đựng thực phẩm
Có lẽ đây là thứ đầu tiên và cũng khá quen thuộc mà mọi người đều biết đến và cũng đã nghe qua về những rủi ro của nó rồi. Chưa tính đến việc có cho vào lò vi sóng hay không, riêng chất lượng thành phần xốp không được kiểm chứng vệ sinh đã là một vấn đề. Khi tiếp xúc với nhiệt, kể cả là từ thức ăn quá nóng, nó cũng sẽ dễ phân hủy các chất nhựa độc hại từ vỏ xốp ra, chẳng cần phải đợi đến lúc bạn để nó nóng lên trong lò đến vài phút đâu.
Hộp nhựa cứng thường thấy ở nhà cũng vậy, nhưng ít nhất chúng ta có thể để ý đến nhãn kiểm duyệt cho phép chống chịu nhiệt ở mỗi sản phẩm. Nếu có, bạn hoàn toàn có thể dùng nó để đựng thức ăn và quay luôn trong lò.
2. Giấy báo bọc gói
Thay vì hộp xốp, mọi người nghĩ rằng chuyển sang dùng giấy là an toàn. Đúng nhưng chỉ là một phần thôi, vì bạn phải dùng giấy trắng sạch, chứ không phải giấy báo thường ngày. Trên giấy báo có rất nhiều mực in công nghiệp, và chúng cũng hoàn toàn có khả năng bị chảy ra thấm vào thức ăn bên trong – và mức độ độc hại thì bạn biết rồi đó.
3. Hộp bìa cứng
Rất nhiều người nghĩ rằng bìa cứng 2 mặt chuyên dụng thì sẽ không sao nữa, vì mực logo thì in ở ngoài, mặt trong là giấy trần, không có gì đáng lo. Nhưng vẫn còn đó một hiểm họa còn đáng lưu ý hơn nhiều: Ghim kẹp trên bìa.
Với cấu tạo hộp gấp là chủ yếu như hình trên thì các cửa hàng thường cố định thêm một ghim bấm bằng kim loại. Và bạn biết là để kim loại trong lò vi sóng thì sẽ ra sao rồi, cháy nổ và phát hỏa là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
4. Trứng
Đừng quá vội vã làm theo những lời chỉ dẫn chế biến món ăn từ trứng bằng lò vi sóng mà quên mất một lưu ý nhỏ mà quan trọng: Không làm nóng trứng còn nguyên trực tiếp bằng lò vi sóng. Luôn nhớ rằng phải đập trứng ra để trong bát, hoặc cho vào một bát nước để luộc dần.
Tại sao lại như vậy? Bên trong trứng có lòng đỏ và lòng trắng chứa rất nhiều phân tử nước, và khi bạn để trực tiếp 1 quả trong lò vi sóng, sóng tác động vào các phân tử nước đó sẽ làm nóng trứng từ trong ra ngoài, còn vỏ trứng thì ít chịu tác động. Do vậy, rất dễ xảy ra hiện tượng nổ trứng vì áp suất bên trong vỏ chênh lệch, và với nhiệt độ khi lòng trứng chín thì hoàn toàn có thể làm bỏng hoặc mù nếu như bắn vào mắt bạn khi đang cầm ở gần.
5. Đồ hoa quả
Dù ít người làm nhưng không phải là không có, chẳng hạn như bạn muốn rã đông một loại quả nào đấy từ ngăn tủ lạnh. Tuy nhiên, luôn cẩn trọng với mức nhiệt mà mình chọn, vì nếu quá đà sẽ đủ để khiến một số loại quả mọng như nho cũng có thể… nổ như trường hợp với trứng, hoặc các đồ hoa quả sấy khô thì rất dễ dàng cháy khét luôn, chẳng còn gì mà nhâm nhi nữa đâu.
6. Đĩa mạ viền
Đĩa sứ và thủy tinh chịu nhiệt thì không sao, nhưng vẫn còn đó một chi tiết ít được nhiều người để tâm mà lại hoàn toàn có khả năng gây cháy nổ: Viền mạ kim loại. Một số loại đĩa sứ thường được mạ đồng, bạc ở viền trên để tăng tính thẩm mỹ, nhưng vô tình cũng khiến nó phải nói lời cách ly vĩnh viễn với thiết bị như lò vi sóng.
7. Ớt, hạt tiêu khô
Không có gì liên quan đến nổ sẽ xảy ra với ớt hay hạt tiêu cả, nhưng chúng có thể bị khô dần và cháy khét, tỏa ra thành phần các chất bên trong chúng lên khắp không gian nhỏ bé bên trong lò. Và chỉ cần quá háo hức mà không để ý một chút thôi, mở cửa ra bạn sẽ dễ dàng bị chúng tỏa ra bám đầy mắt và mũi, có thể nguy hiểm với ai nhạy cảm và có bệnh về đường hô hấp.
8. Không gì cả
Nếu đôi khi đãng trí và lỡ tay bật lò khi quên cho đồ vào trước, hoặc chỉ đơn giản là đứa trẻ con đang… nghịch ngợm thì hãy lập tức ngăn lại ngay trước khi quá muộn. Nếu để quá lâu, lò vi sóng của bạn có thể bị hỏng hoàn toàn, tệ hơn là nứt, vỡ, nổ từ trong ra ngoài hay chập điện nếu như chất liệu kém bền bỉ.
Lý giải cho điều này, đó là do sóng phát ra cần phải có thứ gì đó bên trong lồng để thu nhận nhiệt tác động và phản ứng. Nhưng nếu không có gì làm nhiệm vụ đó, sẽ chẳng khác gì bạn đang tự “nướng” chiếc lò của mình cả.
Theo Kênh 14
Tâm sự của người Việt lớn lên ở Mỹ cùng một đống nợ nần: Tôi xin gửi vài dòng đến các bạn nào muốn tham khảo thêm về cuộc sống bên Mỹ
Sang Mỹ từ năm 8 tuổi, tốt nghiệp đại học ngành quản trị kinh doanh, tôi đã lấy chồng và có bốn con cùng một đống nợ nần.