7 người chết, 2 người nguy kịch sau bữa cơm vì chất độc ở nhiều đồ ăn mọi người dùng
Vụ việc xảy ra vào ngày 5/10, Wang Mou, một cư dân ở thị trấn Xingnong, huyện Jidong, thành phố Jixi, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc và 9 người thân đã ăn tối tại nhà.
Họ đã cùng nhau ăn một món gọi là suantangzi - đặc sản ở phía đông Hắc Long Giang. Đây là một món ăn được làm bằng bột ngô lên men nên có vị chua, có hình dạng và màu sắc tương tự như sợi mì nhưng dày hơn.
Gia đình 9 người chỉ còn 2 người đang được cấp cứu còn 7 người đã chết sau khi ăn cơm cùng nhau.
Quá trình điều tra cho thấy nguyên liệu nấu món ăn này đã để đông lạnh trong tủ lạnh một năm, và người ta nghi ngờ chính nguyên liệu đó đã gây ngộ độc thực phẩm cho cả gia đình.
Sau khi bộ phận công nghệ hình sự thuộc cơ quan công an địa phương kiểm tra chiết xuất tại chỗ, không phát hiện có xyanua (độc tố cao), organophosphorus (thuốc trừ sâu), carbofuran (thuốc trừ sâu phổ rộng toàn thân carbamate), hay các chất độc như thôi miên nên loại trừ khả năng bị đầu độc.
Sau khi xét nghiệm tại phòng thí nghiệm của bệnh viện, chất aflatoxin đã được phát hiện trong món suantangzi đã vượt ngưỡng nghiêm trọng, đánh giá sơ bộ là ngộ độc aflatoxin. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có tổng số 7 người tử vong sau khi điều trị không thành công, 2 người vẫn đang được cấp cứu.
Món ăn bị nghi nhiễm chất độc aflatoxin khiến nhiều thành viên trong gia đình tử vong. (Ảnh minh họa)
Aflatoxin rất nguy hiểm: 1 mg gây ung thư, 20 mg gây tử vong
Năm 1993, tổ chức nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ định aflatoxin là chất gây ung thư loại 1.
Aflatoxin, chất gây ra cái chết đột ngột của hàng trăm nghìn con vật nuôi, là một chất có độc tính cao. Độc tính của aflatoxin gấp 68 lần asen (thạch tín) và 10 lần so với kali xyanua, có sức phá hủy mô gan cực kỳ nghiêm trọng. Nó cũng là chất gây ung thư sinh học mạnh nhất mà chúng ta từng biết, chỉ hấp thụ 1mg aflatoxin cũng có thể gây ung thư và chỉ uống một lượng 20 mg có thể gây tử vong.
Nhiều người không chú ý có thể vô tình ăn phải aflatoxin. Khi quá trình tích tụ lâu dài sẽ gây ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư ruột,...
Ăn 1 mg aflatoxin có thể gây ung thư, 20 mg gây tử vong.
Những thực phẩm hàng ngày dễ chứa aflatoxin
Điều khiến mọi người không ngờ là chất gây ung thư cực độc này tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta:
1. Mộc nhĩ ngâm lâu ngày
Theo các chuyên gia, mộc nhĩ chứa nhiều đạm và xenlulo, không độc, sau thời gian ngâm nước lâu ngày có thể bị biến chất và sinh ra các độc tố sinh học tương tự, hoặc sinh ra các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, nấm.
2. Hạt đắng
Nếu ăn hạnh nhân, hạt dưa, hướng dương,... mà có ví đắng, bạn phải nôn ra và súc miệng kịp thời, vì vị đắng của các loại hạt này là do độc tố aflatoxin sinh ra trong quá trình ẩm mốc, nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.
3. Ngô mốc
Aflatoxin ẩn chứa trong thực phẩm bị mốc. Gạo, kê, đậu mà chúng ta thường ăn, đặc biệt là trong môi trường nhiệt độ cao và ẩm ướt, sẽ rất dễ bị nấm mốc và sinh ra chất độc.
4. Gạo mốc, hỏng
Đừng nghĩ rằng bạn có thể thả lỏng cảnh giác khi cơm đã được nấu chín, vì gạo bị hỏng cũng là thứ dễ sản sinh aflatoxin nhất.
5. Lạc bảo quản lâu
Aspergillus flavus dễ sinh sản trong các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, chẳng hạn như đậu phộng và ngô. Tinh bột có thể sinh ra nấm Aspergillus flavus, gây ung thư gan, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao.
6. Dầu tự ép trong các xưởng nhỏ
Nếu một số loại cây có dầu như đậu phộng và ngô bị mốc trong quá trình bảo quản, aflatoxin có thể mang theo trong dầu chiết xuất. Tuy nhiên, một số xưởng ép dầu nhỏ hoặc máy ép dầu gia đình thì quy trình đơn giản, thiếu quy trình loại bỏ các chất độc hại và không thể lọc lại nguyên liệu nên dễ chứa độc tố.
Cách tránh xa aflatoxin
Nhiệt độ cao có thể tiêu diệt aflatoxin không? Có, nhưng aflatoxin cần nhiệt độ 280°C mới có thể tiêu diệt trong khi nhiệt độ sôi của nước là 100°C. Do đó, rất khó để tiêu diệt aflatoxin bằng cách luộc lạc và ngô bị mốc.
Thậm chí không thể dùng tia cực tím khử trùng vì aflatoxin có khả năng chống lại tia cực tím. Tuy nhiên, làm những việc dưới dây có thể tránh xa kẻ giết người này:
1. Giữ đũa và thớt khô ráo
Sau khi rửa đũa và thớt, hãy cố gắng đặt chúng ở nơi có thể thoát nước. Giữ hộp đựng đũa càng khô càng tốt và đầu đũa phải hướng lên trên. Vệ sinh hộp đựng đũa thường xuyên, phần đáy dễ bị mốc. Thớt nên được tách rời khỏi đồ sống và đồ chín càng xa càng tốt, và được làm sạch kịp thời sau khi sử dụng, không để lại cặn thức ăn.
2. Vứt bỏ hạt mốc
Thực phẩm như gạo, ngô, ngũ cốc mốc nên vứt đi. Không nên rửa sạch bằng nước hoặc loại bỏ phần bị nấm mốc vì nấm aspergillus flavus chỉ cần ăn một chút là có thể bị nhiễm độc, còn những gì mắt thường nhìn thấy chưa chắc đã không có độc tố.
3. Hạt đắng phải ném đi
Cố gắng đừng dùng miệng để cắn các loại hạt như hạt dưa, hướng dương,... Hãy dùng tay tách vỏ và không ăn những hạt bị đắng, hỏng.
4. Cố gắng không tích trữ thức ăn
Cố gắng không tích trữ thực phẩm. Cách hiệu quả nhất để tránh aflatoxin là cắt nguồn gốc để ngăn chặn việc sản xuất aflatoxin từ thực phẩm bị mốc. Khi mua thực phẩm nếu thấy bao bì không sạch sẽ, hư hỏng thì không nên mua, khi mua các loại hạt nên chọn gói càng nhỏ càng tốt. Sau khi mua về nhà, tốt nhất nên bảo quản ở nơi có nhiệt độ thấp, thông gió và khô ráo (nhiệt độ tốt nhất là dưới 20°C và độ ẩm tương đối dưới 80%) và tránh ánh nắng trực tiếp.
Người ρɦụ пữ ɓị ɫổп ɫɦươпg пội ɫạпg ʋì мộɫ cɦấɫ ᵭộc ɦạпg пɦấɫ “xâм пɦậρ” ʋào мâм cơм: BS cảпɦ ɓáo ɫɦêм 3 ʋiệc có ɫɦể gây ᴜпg ɫɦư ɾấɫ пɦαпɦ
Tɦời giαп gầп ᵭây, ɦàпg ℓoạɫ ɫɾαпg ɫiп ɫức пổi ɫiếпg пɦấɫ Tɾᴜпg Qᴜốc ᵭã ᵭưα ɫiп ʋề ʋụ пgộ ᵭộc ɫɦực ρɦẩм мốc ở Vâп Nαм, Tɾᴜпg Qᴜốc.