7 điều CẦN BIẾT để TRÁNH rủi ro khi đi xuất khẩu lao động

Đi xuất khẩu lao động được coi là cơ hội đổi đời, cơ hội thay đổi cuộc sống của rất nhiều lao động nghèo tạo Việt Nam, đến những nước tiên tiến như Hàn Quốc, Nhật Bản bạn không chỉ được kiếm tiền, nâng cao thu nhập mà còn có được những trải nghiệm tuyệt vời về văn hóa, tác phong làm việc...nếu cứ quần quật làm việc chân lấm, tay bùn ở nhà thì sẽ chẳng bao giờ có được.

Những năm gần đây xuất khẩu lao động đã trở thành xu thế, rất nhiều lao động trẻ đã lựa chọn đây là con được để lập nghiệp. Chính vì thế đã "mọc lên" rất nhiều công ty, cá nhân cung ứng lao động đi làm việc tại nước ngoài dẫn đến việc thị trường xuất khẩu lao động trở nên nhốn nháo, thiếu minh bạch, nếu người lao động không cảnh giác thì rất có thể sẽ bị lừa đảo tiền mất tật mang. Trong bài viết này chúng tôi xin tổng hợp lại một số kinh nghiệm chia sẻ tới người lao động để các bạn nắm được nhằm tránh những rủi ro tiềm ẩn khi đăng ký tham gia xuất khẩu lao động.

1. Muốn không bị lừa gạt thì tốt nhất không nghe những lời đường mật, những lời hứa nghìn đô của của các “cò môi giới”, cho du đó là người quen, hãy tìm hiểu những nguôn tin chính thống hoặc liên hệ trực tiếp với các công ty xuất khẩu lao động uy tín để nhận được sự tư vấn.

2. Cần tìm hiểu kỹ thông tin các công ty phái cử thực tập sinh, hiện có rất nhiều cá nhân, tổ chức không có giấy phép hoạt động nhưng vẫn tuyển dụng lao động một cách công khai. Do đó, hãy đảm bảo bạn đã xem xét thật kỹ lưỡng về công ty đó, tránh sập bẫy, lừa đảo.

3. Nếu doanh nghiệp tuyển dụng nước ngoài là một công ty môi giới thì tốt nhất không nên ký hợp đồng bởi hầu hết những công ty này sẽ ăn chặn tiền lương, bóc lột sức lao động...Hãy chắc chắn rằng, công ty tiếp nhận bạn là doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp không thông qua một bên thứ 3 nào khác.

4. Hợp đồng sẽ có 2 bản song ngữ tiếng Việt và tiếng anh hoặc chữ viết của đất nước sở tại bạn muốn tham gia xuất khẩu lao động, cần chắc chắn rằng nội dung 2 bản hợp đồng này là giống nhau, nếu thấy có sự khác biệt thì tuyệt đối không nên ký bởi đó là những dấu hiệu lừa gạt. Hợp đồng lao động cần được cung cấp tối thiểu là 5 ngày trước khi lên đường xuất cảnh.

5. Tuyệt đối không để các công ty môi giới thu giữ các loại giấy tờ hợp đồng, biên lai, biên nhận của bạn. Bởi nếu khi sang nước ngoài mà do một số sự việc bất khả kháng mà bạn phải về nước trước hạn hợp đồng thì bạn còn có quyền đòi lại tiền dịch vụ, tiền môi giới, bồi thường thiệt hại...

6. Trong quá trình làm việc ở nước ngoài nếu có xảy ra bất kỳ mâu thuẫn nào thì hãy liên hệ ngay với công ty phái cử thực tập sinh trong nước để họ có những biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được có những hành vi quá khích đi ra ngoài khuôn khổ, quy định trong hợp đồng đã ký, cũng như làm những hành vi trái pháp luật

7. Khi hết hợp đồng lao động về nước neeys thấy quyền lợi của bạn vẫn chưa được thoải mãn thì bạn không nên thanh lý hợp đồng với công ty xuất khẩu lao động.

Tóm lại: Đi xuất khẩu lao động thì mọi yếu tố liên quan đến quyền lợi, sự bảo hộ...đều được đảm bảo bởi công ty phái cử thực tập sinh trong nước, do đó hãy giữ thông tin liên lạc của họ. Bên cạnh đó, nếu có những vấn đề cấp bách thì có thể liên hệ với đại sự quán Việt Nam ở nước sở tại để nhận được giúp đỡ.

 

Nguồn: Japan.net.vn

Tags:
Bốn 'quy tắc vàng' cần biết khi tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản

Bốn "quy tắc vàng" cần biết khi tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản

Những tiêu chí, quy tắc cần biết dành cho những bạn đang có ý định hay đang tham gia xuất khẩu lao động trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất