5 trang phục truyền thống Nhật Bản mà bạn có thể thấy trên phố ngày nay

Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng vì tiên phong trong tiến bộ công nghệ, song song với đó là ý thức giữ gìn di sản văn hóa và truyền thống.

 

Trong số các biểu tượng văn hoá Nhật Bản, trang phục truyền thống chính là nét đẹp của đất nước được giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay.

Thậm chí trở thành minh chứng cho sự thành công của đất nước, tôn trọng quá khứ và tôn vinh nét đẹp đó trong thời bình.

Dưới đây là 5 loại trang phục truyền thống của Nhật vẫn phổ biến cho đến ngày nay.

1. Quốc phục Kimono và thiếu phục Yukata

Ai sẽ nhận ra vẻ tinh tế của nghệ thuật trong những bộ trang phục truyền thống này?

Kimono và Yukata thường được sử dụng thay phiên nhau, tuy nhiên vẫn có một số điểm khác biệt. Chúng ta có thể so sánh đơn giản, Kimono sử dụng vải dày hơn và chất lượng cao hơn so với Yukata.

Nguồn duhocnhatico

Đặc trưng của Kimono là có nhiều họa tiết cùng với màu sắc trang nhã (của nữ), thiết kế phức tạp hơn, sử dụng các phụ kiện bổ sung so với thiết kế đơn giản và tiện lợi của Yukata.

Nguồn cometojapankuru

Vào thời gian đầu của lịch sử Nhật Bản, trên khắp các con phố đều tràn ngập những bộ Kimono đắt tiền.

Đó là cảnh tượng phổ biến trong thời kỳ xa xưa nhưng giờ đây, Kimono và Yukata là loại trang phục mà phụ nữ thường xuyên mặc để tham gia các sự kiện. Yukata vào lễ hội mùa hè, Kimono để viếng đền vào đầu năm…

2. Uchikake

Đám cưới được xem như một sự kiện thiêng liêng ở Nhật Bản, giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Sự kiện trọng đại này của Nhật Bản đi kèm với bộ trang phục đặc biệt của riêng họ.

Nguồn thestar

Uchikake được sử dụng như một chiếc áo khoác bên ngoài bộ Kimono trắng dùng trong hôn lễ và thường là màu đỏ kết hợp với các họa tiết hoa lá, uyên ương…. Đặc biệt những chiếc áo có họa tiết chim hạc trên nền đỏ thường có giá rất cao.

Nguồn news

Tương truyền, chim hạc là sinh vật tượng trưng cho sự trường thọ được xem là dấu hiệu của sự may mắn đến với các cặp vợ chồng. Hiện tại, nhiều cô dâu chọn Uchikake màu trắng thay vì màu đỏ, tôn lên vẻ trang trọng, thanh tao.

3. Fundoshi

Fundoshi hiểu nôm na là nghĩa là chiếc khố. Nhật Bản thời xưa, những người lao động là nam giới đều mặc những chiếc khố thay cho những chiếc quận sọt của các anh tài xế ngày nay.

Nguồn pinterest

Chúng ta thường thấy những chiếc Fundoshi như thế này trong các lễ hội đặc biệt, các hoạt động thử sức bền bỉ của họ và đòi hỏi sức mạnh.

4. Hanten

Áo Hanten bắt đầu phổ biến từ thời Edo, “bùng phát” mạnh ở thế kỉ 18 khi trở thành trang phục được tầng lớp bình dân ưa chuộng. Từ người bán hàng cho đến các nghệ nhân ở nhiều làng nghề khác nhau đều mặc Hanten như trang phục hằng ngày.

Nguồn samue-e

Vào mùa đông, những chiếc áo Hanten được bện từ áo lót Kimono cả mặt trong và mặt ngoài. Đặc điểm đó là cổ áo may bằng vải Sa tanh đen và có dây cột ở giữa áo. Đây là loại áo được sử dụng riêng trong nhà không phân biệt giới tính.

Nguồn zerochan

Tuy nhiên, Hanten rất dễ bị nhầm lẫn với Happi và Haori (áo khoác Kimono) ngay cả với người Nhật.

5. Happi

Đây là chiếc áo choàng được làm từ bông và thường được nhuộm màu nâu hoặc chàm. Happi ban đầu là quần áo cũng những người giúp việc nhà (gia đinh), điều này giải thích vì sao thiết kế ban đầu thường đi kèm với gia huy của nhiều dòng họ.

Đây chính là nhân tố xác định người mặc thuộc về dòng họ nào. Qua nhiều năm, các tổ chức và các cửa hàng bắt đầu sử dụng Happi, thay thế các gia huy bằng các biểu tượng của nhóm.

Nguồn redhotkimono

Tại các lễ hội truyền thống, chúng ta có thể thấy nhiều nhóm người mặc những chiếc áo Happi khác nhau, đặc trưng của từng nhóm.

Kanzashi – “châm cài tóc” không thể thiếu của những cô gái

Mặc Kimono không thể thiếu các loại trâm cài tóc, đó gọi là Kanzashi. Đây là phụ kiện tóc rất phổ biến vì sự sáng tạo độc đáo, thường có thể thay đổi theo phong cách tùy từng mùa.

Kanzaki được sử dụng đúng chỗ với những chiếc gai nhọn hơn trong quá khứ khiến mọi người tin rằng chúng cũng là vũ khí tự vệ cho phụ nữ trong thời kỳ loạn lạc.

Tuy Kanzashi không được xếp vào trang phục, nhưng mức độ phổ biến của loại trâm cài này là không thể bàn cãi đối với nữ giới Nhật, những người yêu nét đẹp truyền thống.

Mặc dù phụ kiện, thiết kế và kiểu dáng của quần áo truyền thống có thể thay đổi theo thời gian, nhưng nét lịch sử và ý nghĩa của nó vẫn còn nguyên vẹn cho đến bây giờ.

Nhật Bản là một quốc gia mà di sản không bao giờ bị lãng quên.

Đến Nhật, hãy thử trải nghiệm chúng bằng cách thử một số trang phục truyền thống và chụp ảnh check in nhé!

Nguồn: Japo.vn

Tags:
Người Nhật giữ lại truyền thống gì khi ăn tết Dương lịch?

Người Nhật giữ lại truyền thống gì khi ăn tết Dương lịch?

Trước đây, Nhật Bản ănTết theo Âm lịch nhưng đã chuyển sang ăn Tết theo Dương lịch kể từ năm 1873. Người Nhật gọi dịp này là “Oshogatsu”, như một sự kiện để vinh danh vị thần Toshigamisama.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất