5 năm sau thảm họa Fukushima, nhiếp ảnh gia Ba Lan lẻn vào khu vực cấm, chụp lại đống đổ nát thê lương

Vài năm sau thảm họa hạt nhân kinh hoàng ở Fukushima, khung cảnh bán kính 20 km xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi thê lương như phim trường “The Walking Dead”.

Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đồng thời là nhà làm phim người Ba Lan – Arkadiusz Podniesinski đã đến khu vực này chụp ảnh ghi dấu sự thay đổi của nơi đây sau thảm họa.

▼ Trong ảnh là hàng chục ô tô bị bỏ hoang, nằm trơ trọi giữa thiên nhiên tại khu vực cấm quanh nhà máy.

14h46 ngày 11/3/2011, một trận động đất 9 độ Richter đã xảy ra ngoài khơi Nhật Bản. 15h55 cùng ngày, sóng thần bắt đầu tấn công bờ biển Đông Bắc nước này, kéo theo đó là thảm họa thứ ba, nhiều lò phản ứng hạt nhân ở Fukushima tan chảy và nổ ở 1 lò hạt nhân. Đây là vụ nổ hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới kể từ sau thảm họa tại nhà máy Chernobyl xảy ra vào 1/4 thế kỷ trước.

Sau thảm họa, cư dân trong bán kính 30 km quanh nhà máy đã được kêu gọi di tản. 160.000 người buộc phải rời bỏ nhà cửa, 120.000 người khó có thể quay trở lại ngôi nhà nơi họ từng sống. Kể từ đó đến nay, thành phố này chính là nơi “bất khả xâm phạm”.

▼ Podniesinski trước đây từng chụp ảnh khu vực xung quanh thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986. Ông muốn tận mắt chứng kiến và xác nhận về những gì đang diễn ra tại Fukusima nhưng đối mặt ông chỉ là một vùng đất chết.

▼ Nhiếp ảnh gia 43 tuổi cho biết: “Mục tiêu của tôi là có thể trình bày tình hình thực tế về khu vực bị kiểm soát. Futaba, Namie, Tomioka đã trở thành những thị trấn ma, cảm giác trống rỗng sự sống ở đây thật đáng sợ, thể hiện rõ bi kịch của hàng triệu con người.”

Như Keow Wee Loong, nhiếp ảnh gia người Malaysia đã từng đến đây và nói: “Hôm nay bạn có thể không quan tâm tới những thiệt hại mà vụ nổ hạt nhân Fukushima gây ra, có lẽ vì nó không xảy ra ở nhà bạn. Nhưng, nếu một ngày, không may chính bạn, hay người thân của bạn gặp phải điều ấy, liệu bạn có đau lòng, có xót xa… “

▼ Nhiếp ảnh gia Podniesinski cho thấy máy đọc bức xạ đo được phóng xạ nguy hiểm ở khu vực này là 6.79 uSv/h.

▼ Các đường rãnh trên mặt đất do trận động đất trước sóng thần gây ra. Đàn bò này là của một người đàn ông tên là Masami Yoshizawa, người đã khăng khăng trở về trang trại của ông sau khi thảm họa xảy ra.

▼ Không lâu sau vụ tai nạn, các con bò bắt đầu xuất hiện những đốm trắng. Các nông dân cho rằng đó là vì bò ăn cỏ bị nhiễm phóng xạ.

Nhiều người nhìn thấy những bức ảnh này đều có cùng một suy nghĩ, nơi đây giống như cảnh quay trong series phim “The Walking Dead”.

▼ Khoảng 20.000 công nhân có trách nhiệm dọn sạch khu vực này đã cố gắng sơn sửa các bức tường và mái nhà hy vọng trong thời gian gần, người dân có thể trở về nhà của họ. Công việc này thực sự rất nguy hiểm.

Ông Podniesinski nói: “Tôi bước vào khu vực bức xạ và phóng tầm mắt ra phía xa, tôi nhìn thấy người Nhật đang rất cố gắng khắc phục hậu quả.”

“Đây chính là cách tôi không phải chịu bất kỳ ảnh hưởng nào trong những lời đồn thổi của các kênh truyền thông, những cố gắng tuyên truyền của các giới chính phủ hoặc những nhân sĩ ủng hộ hạt nhân đang làm ngơ trước ảnh hưởng nghiêm trọng mà thảm họa mang lại.”

Người dân địa phương được cam đoan là đất nhiễm phóng xạ đã được xử lý nhưng nhiều người vẫn còn nghi ngờ và không dám đến gần chúng. “Họ không tin tưởng vào chính phủ muốn được đảm bảo thêm 30 năm… Họ lo lắng rằng chất thải phóng xạ vẫn luôn ở đó.”

Mọi thứ cơ bản vẫn còn y nguyên như ngày mới xảy ra thảm họa.

Mặc dù mức độ bức xạ đã giảm đáng kể nhưng ông vẫn không thể tiếp cận khu vực cảnh báo màu cam và màu đỏ.

“Tôi muốn được chứng kiến cảnh tượng ở khu vực cảnh báo màu cam và màu đỏ, nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất,  không ai được phép thâm nhập.”

“Để có thể tiến vào vùng cảnh báo đỏ, cần phải có lý do thật sự chính đáng. Nơi đây không người dân, không khách du lịch, phóng viên không hoạt động. Các quan chức vô cùng cẩn thận khi xét duyệt xem có đồng ý cho cá nhân nào đó có được phép tiến vào đây hay không.”

Mặc dù nguyên nhân của thảm họa hạt nhân Fukushima được cho là do trận động đất và sóng thần liên tiếp nhưng Podniesinski cho rằng: “Thảm họa này lỗi là do con người, không ai mong đợi nó xảy ra nhưng chúng ta có thể ngăn chặn nó, hoàn toàn có thể.” 

Bữa tiệc không bao giờ được bắt đầu

Một bảng đen trong lớp học vẫn còn nguyên những gì các em học sinh đang học vào thời điểm xảy ra trận động đất.

Và đây, một phòng nhạc đổ nát vẫn còn nguyên như cũ sau khi người dân sơ tán.

▼ Một số người dân được sơ tán, như ông Kouichi Nozawa, được chuyển đến một ngôi nhà tạm ở ngoài vùng bị phong tỏa, không biết khi nào có thể quay trở lại.

Podniesinski ngẹn ngào nói: “Ở đây, thời gian đang đứng yên, rất tịch mịch, như thể thảm họa mới xảy ra ngày hôm qua.”

Mọi thứ xung quanh khu vực bị bỏ hoang quanh nhà máy Fukushima dường như được bảo quản một cách hoàn hảo với thời gian, như một lời nhắc nhở nặng lòng về những gì đã xảy ra ở đó.

Động đất, sóng thần giống như cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Phải chăng mẹ Trái Đất đang muốn cảnh báo con người?

Theo: tapchivietkieu.com

Tags:
12 mẹo cực hay với smartphone, chính nhà sản xuất cũng không tiết lộ cho bạn

12 mẹo cực hay với smartphone, chính nhà sản xuất cũng không tiết lộ cho bạn

Những năm gần đây điện thoại thông minh đã trở nên ngày càng quan trọng đối với cuộc sống của nhiều người. Chúng ta có thể sử dụng chúng để kiểm tra lịch tàu chạy, lên kế hoạch cho các cuộc hẹn, chụp ảnh, hay nghe nhạc và xem video, v.v…

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất