5 loại Visa Nhật Bản người lao động nên biết
Các bạn đã biết các loại visa Nhật Bản hiện nay chưa? Bài viết này chúng tôi giới thiệu cho các bạn 5 loại visa Nhật Bản hiện nay.
1. Visa doanh nghiệp, du lịch
Người nước ngoài thuộc quốc tịch của 1 trong hơn 50 quốc gia mà Nhật Bản cho phép miễn visa tạm thời thì chỉ cần 1 passport (hộ chiếu) hợp lệ đã có thể nhập cảnh vào Nhật dưới hình thức khách du lịch hoặc thương gia.
Những người có visa tạm thời sẽ được phép lưu trú tại Nhật lên tối đa là 90 ngày. Người nước ngoài có visa tạm thời không được phép tham gia kinh doanh, mua bán.
Tuy nhiên vẫn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn tại các trường Nhật ngữ. Tất cả các khách du lịch nước ngoài phải luôn mang hộ chiếu trong người.
Hiện nay có rất nhiều lao động Việt Nam tham gia XKLĐ Nhật Bản bất hợp pháp theo dạng này, xin visa du lịch sau đó bỏ trốn ra ngoài làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến công đồng người Việt đang sinh sống làm việc tại Nhật Bản. Nếu bị cảnh sát Nhật bắt bạn sẽ không còn cơ hội có thể quay lại đất nước Nhật Bản lần nào nữa.
2. Visa lao động
Người nước ngoài muốn làm việc tại Nhật cần có visa lao động từ đại sứ quán hoặc lãnh sứ quán Nhật nước sở tại cấp để có thể nhập cảnh vào Nhật Bản dưới dạng visa được phép lao động.
Có hơn 12 loại hình visa lao động, mỗi loại cho phép người sở hữu nó được phép làm việc trong các loại hình kinh doanh và lĩnh vực khác nhau, ví dụ như phóng viên, nghệ thuật, nghiên cứu, giáo dục, kỹ thuật, giải trí, quản trị kinh doanh, dịch vụ quốc tế,…
Nếu bạn đổi việc trong thời gian ở Nhật và công việc mới ko nằm trong lĩnh vực lao động được phép (Ví dụ như từ giáo dục chuyển sang kỹ thuât), bạn cần thay đổi loại visa. Bằng đại học hoặc các chứng chỉ chuyên môn sẽ được yêu cầu khi nộp đơn xin visa lao động.
Người muốn xin cấp visa lao động phải được 1 công ty tại Nhật chấp nhận hoặc là có 1 người bảo lãnh.
Visa lao động thường được cấp theo kỳ hạn 1 hoặc 3 năm và có thể gia hạn.
3. Visa du học
Người nước ngoài muốn học tại Nhật Bản (Trừ trường hợp tham gia các kháo học tiếng ngắn hạn), cần có visa du học cấp tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản mới có thể nhập cảnh vào Nhật dưới hình thức lưu trú du học dài hạn.
Có nhiều loại visa du học, phân biệt theo loại hình học tập (trước đại học, đại học, chương trình trao đổi văn hóa…). Để nhận được visa du học cần có xác nhận của trường sẽ theo học và chứng minh đủ khả năng tài chính trong suốt quá trình học.
Thời hạn của visa du học có thể kéo dài từ 3 tháng đến 4 năm 3 tháng tùy theo chương trình học. Du học sinh không được tham gia lao động tính lương, trừ phi có giấy phép của Cục xuất nhập cảnh. Trong trường hợp có giấy phép cũng chỉ được làm việc trong giới hạn giờ quy định (không được quá 28 giờ/ tuần)
Lưu ý về giới hạn lao động của visa lưu học sinh
“…Việc đi du học tại nước ngoài được mọi người kỳ vọng là sẽ được tiếp xúc với môi trường, văn hóa khác, được mở rộng tầm nhìn, được tiếp nhận kiến thức phong phú của môi trường học tập quốc tế. Hơn nữa, hiện nay mối quan hệ Việt Nam, Nhật Bản đang vô cùng tốt đẹp, việc giao lưu trao đổi nhân lực trước hết là lưu học sinh góp phần nâng cao hơn nữa sự gắn bó mật thiết giữa hai nước. Mối quan hệ Nhật Việt được kỳ vọng ngày càng phát triển.
Gần đây, phía Nhật Bản đã và đang xác nhận tại một số trang web của những công ty tư vấn du học trong thành phố Hà Nội thực hiện hướng dẫn giới thiệu du học nước ngoài cho người Việt Nam có đưa thông tin là: Nhờ vừa học vừa làm thêm ở Nhật Bản có thể kiếm được vài chục triệu đồng 1 tháng (tương đương khoảng 1.200 đến 1.500 Đô la Mỹ).
Nếu xem những thông tin này có thể nhiều người nghĩ rằng lưu học sinh ai cũng có thể lao động không giới hạn tại nước Nhật. Nhưng đó là nhầm lẫn. Những người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản, với tư cách lưu trú là: “Lưu học sinh”, sau khi có được sự cho phép hoạt động ngoài tư cách đó sẽ được lao động trong giới hạn thời gian qui định (là tối đa 28 tiếng 1 tuần). Trừ những trường hợp lao động ngoại lệ, sẽ không thể làm việc quá tổng số thời gian trên.
Hơn nữa, giả sử mặc dù đã có được sự cho phép hoạt động ngoài tư cách lưu học sinh đi chăng nữa thì lưu học sinh không phải là người được phía tuyển dụng bảo lãnh, nghĩa là khi có được sự cho phép hoạt động ngoài tư cách lưu học sinh, nếu đi làm thêm thì thông thường tiền lương tháng khó có thể lên đến 1.200~1.500 USD/ 1 tháng…”
Trích Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
4. Visa vợ chồng hoặc người phụ thuộc
Người nước ngoài kết hôn với 1 người mang quốc tịch Nhật hoặc với người đã có visa vĩnh trú tại Nhật có thể lấy được visa vợ chồng, cho phép họ kết hôn và buôn bán tại Nhật.
Visa loại này được cấp theo kỳ hạn 6 tháng, 1, 3 hoặc 5 năm và có thể gia hạn.
Vợ (chồng) của người nước ngoài, những người đang sống tại Nhật với hình thức lưu trú được phép lao động, có thể nộp đơn để xin cho 1 visa người phụ thuộc. Visa người phụ thuộc được cấp với kỳ hạn từ 3 tháng đến 5 năm và có thể gia hạn.
Trong trường hợp này, người phụ thuộc không được phép tham gia kinh doanh, buôn bán, trừ khi họ có giấy phép từ cục xuất nhập cảnh. Ngay cả khi có giấy phép thì người phụ thuộc cũng chỉ có thể làm việc với khoảng thời gian trong tuần bị giới hạn.
5. Visa lưu trú Y tế <Mới>
Thị thực dành cho bệnh nhân nước ngoài muốn đến Nhật Bản với mục địch chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế tại các cơ quan y tế, bệnh viện của Nhật. Các hoạt động y tế được cấp phép bao gồm khám tổng quan, xét nghiệm, chăm sóc nha khoa và nghỉ dưỡng. Được cấp thị thực nhiều lần nếu cần thiết.
Tuy nhiên chỉ được cấp trong trường hợp thời gian ở Nhật mỗi lần dưới 90 ngày, người đăng ký được yêu cầu phải xuất trình Kế hoạch chữa bệnh cụ thể tại Nhật, hoặc bảo đảm của người bảo lãnh. Người đi cùng có thể là người trong gia đình hoặc không, được cấp visa giống như người trực tiếp đi khám.
Người đi cùng đến Nhật để chăm sóc người bệnh, không được phép tham gia các hoạt động làm việc được trả lương, kinh doanh… Kỳ hạn visa có thể kéo dài đến 3 năm, tùy tình trạng của người bệnh và các yếu tố khác. Thời gian lưu trú tối đa là 6 tháng.
Nhóm du học sinh hack Facebook của người Việt ở Nhật lừa hơn 2 tỷ
Nhóm Đức, Lâm và Tuấn nhắn tin cho người thân của các chủ tài khoản Facebook để vay tiền, yêu cầu gửi tiền đóng học phí, hoặc nói mình vừa mua nhà, cần vay tiền gấp để đặt cọc.