3 ɫɦói qᴜeп TIÊU TIỀN ցiúρ ɓạп sốпց ɗư ɗả: Nɦiềᴜ ɦɑy íɫ ɫiềп ƙɦôпց qᴜɑп ɫɾọпց ɓằпց ʋiệc ɓạп Ɩàɱ ցì ʋới số ɫiềп có ᵭược ᵭể ɦɑпɦ ρɦúc ɦơп
Tiêu tiền đúng cách thì dù có bao nhiêu tiền thì cuộc sống của bạn vẫn tốt đẹp. Trong cuộc sống hiện đại, người ta luôn cho rằng, việc không có tiền sẽ cản trở việc theo đuổi hạnh phúc. Hầu như mọi người đều nghĩ rằng, giá như mình có đủ tiền để thanh toán các hóa đơn và mình sẽ có thể hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều đó trở thành động lực sống, khiến con người ta đầu tư gần như tất cả thời gian, sức lực tinh thần để theo đuổi đồng tiền.
Nhưng sự thật, việc có nhiều tiền không mang lại hạnh phúc lâu dài cho bạn. Trên thực tế, việc không phải lo lắng về việc thanh toán các hóa đơn chỉ làm cho sự thiếu vắng hạnh phúc trở nên rõ ràng hơn. Những thành tựu nho nhỏ mang lại cho bạn niềm vui bắt đầu trở nên vô nghĩa khi bạn bị cuốn vào những mục tiêu đầy tham vọng hơn.
Như vậy, tiền thật sự không mua được hạnh phúc sao? Sự thật là nhiều hay ít tiền không quan trọng bằng việc chúng ta làm gì với số tiền mình có để hạnh phúc hơn.
1. Ưu tiên những trải nghiệm hơn những mua sắm vật chất không thiết yếu
Hầu hết chúng ta đều mang tư tưởng có phần không hào phóng khi nói đến tiền. Đó là điều rất bình thường, bởi chúng ta đều biết rằng tiền là có hạn và khó kiếm.
Đồng thời, điều đó khiến chúng ta bị ám ảnh về việc tối đa hóa "giá trị" mà mình nhận được từ các khoản chi tiêu.
Và như nghiên cứu đã chỉ ra, có một cái giá tiềm ẩn của việc tìm kiếm giá trị này. Nghiên cứu nói rằng việc mọi người tìm cách để tận dụng tốt nhất tiền mình có và ưu tiên giá trị, sẽ khuyến khích người ta có xu hướng thích những vật dụng vật chất hơn, thay vì trải nghiệm cuộc sống.
Nhưng sự hài lòng hoặc niềm vui mà chúng ta nhận được từ việc mua sắm vật chất thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Thomas Gilovich, giáo sư tâm lý học tại Cornell, nói rằng: chúng ta thích nghi với mọi thứ rất nhanh, và cùng với đó, niềm hạnh phúc mất dần đi.
Nếu bạn muốn hạnh phúc hơn, thay vì tập trung vào chi tiêu cho những giá trị vật chất, bạn hãy tập trung hơn vào việc chi tiền để mua những trải nghiệm cho bản thân. Những trải nghiệm này khác với những thứ vật chất chúng ta mua theo nhiều cách.
Không giống như những món đồ hữu hình, trải nghiệm không có giá trị lâu dài. Điều này giải thích tại sao chúng ta lại ngần ngại chi tiêu cho chúng. Nhưng những điều này lại mang lại cho chúng ta những niềm vui lớn hơn và nhiều lần hơn, đặc biệt là nó mang lại những cảm giác hạnh phúc với mỗi người là khác nhau. Những trải nghiệm mà bạn có thể bỏ tiền mua ở đây là những chuyến du lịch, hay nhỏ hơn là những buổi tối xem phim bên người thân,… Quan trọng hơn hết, những trải nghiệm thú vị sẽ biến thành những kỷ niệm đẹp, và những ký ức đó có xu hướng tốt dần lên theo thời gian. Thông thường, ngay cả khi mọi thứ không diễn ra chính xác như kế hoạch, chúng ta vẫn cố gắng biến chúng thành những câu chuyện hay và kỷ niệm vui.
Làm thế nào để thực hiện?
Thay vì mua vô vàn thứ mà bạn không cần, hãy theo đuổi các hoạt động mang lại niềm vui cho bạn. Chúng không cần phải hoành tráng hay xa hoa. Những hành động nhỏ, không tốn kém như nấu món ăn yêu thích hoặc câu cá với con cái cũng đã đủ.
Điều quan trọng là hãy biến nó thành một thói quen nhất quán. Ngoài ra, thỉnh thoảng hãy làm cho nó được thực hiện ở môi trường xã hội. Và ngay cả khi mua đồ, bạn có thể chọn những thứ dẫn đến các hoạt động vui vẻ và ý nghĩa, như đàn piano, sách hoặc máy chạy bộ…
2. Chi tiêu cho người khác
Có thể bạn sẽ cảm thấy bất ngờ nhưng tiêu tiền cho người khác khiến chúng ta hạnh phúc hơn là giữ nó cho riêng mình.
Nghiên cứu cho thấy từ thiện có tác động đến mức độ hạnh phúc. Các nghiên cứu cho thấy việc tặng quà cũng tạo ra những tác động sinh lý tích cực mang lại lợi ích sức khỏe lâu dài đáng kể.
Tuy nhiên, có một điểm vướng mắc. Việc cho đi làm cho bạn cảm thấy tuyệt vời khi nó là tự nguyện và không mắc phải một số ràng buộc hay nghĩa vụ. Ngoài ra, không phải lúc nào việc cho đi cũng phải là từ thiện. Chi tiêu cho những món quà hoặc đồ ăn vặt cho bạn bè và những người thân yêu của bạn cũng là những lựa chọn tuyệt vời.
Làm thế nào để thực hiện?
- Đóng góp (ngay cả khi chỉ là một số tiền nhỏ) cho những hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện… Ưu tiên những người cho phép bạn tham gia nhiều hơn và thấy được tác động tích cực từ những đóng góp của bạn. Tạo thói quen tặng quà chu đáo cho những người bạn quý trọng.
- Nó sẽ không chỉ khiến bạn và người nhận hạnh phúc mà còn làm cho mối quan hệ bền chặt hơn. Và một lần nữa, những món quà mang tính trải nghiệm như vé tham dự một sự kiện hoặc một hộp bánh quy ngon là những lựa chọn tốt hơn.
3. Có một số tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng của bạn
Để bảo vệ tiền của bạn khỏi tác động của lạm phát, bạn nên đầu tư khoản tiết kiệm của mình vào các tài sản tăng giá trị theo thời gian.
Nhưng đồng thời, bạn phải biết, số tiền đang có trong tài khoản ngân hàng của bạn cũng tạo ra sự khác biệt đáng kể trong chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở những người ở cấp độ thấp hơn.
Nghiên cứu cho chúng ta biết, "có sẵn một tài khoản tiết kiệm mang lại cảm giác an toàn về tài chính, do đó có liên quan đến sự hài lòng hơn trong cuộc sống".
Làm thế nào để thực hiện?
Tốt nhất nên có quỹ khẩn cấp trị giá khoảng sáu tháng lương của bạn trong một tài khoản tiết kiệm riêng. Nhưng nếu bạn không thể quản lý điều đó, ít nhất hãy cố gắng có một vài nghìn đô la (trên chi phí trước mắt của bạn) trong đó.
Nguồn: Cafebiz
Sɑᴜ 35, пɦậп ɾɑ: Giốпց пɦư Ɩoài cɦiɱ, ƙɦôпց ρɦải cứ ɓɑy cɑo Ɩà ɫốɫ, ɫɾoпց côпց ʋiệc, qᴜɑп ɫɾọпց пɦấɫ Ɩà ở ᵭúпց ʋùпց ɫɾời
Đối ʋới Ɩoài cɦiɱ, ƙɦôпց ρɦải cứ ɓɑy cɑo Ɩà ɫốɫ, cɦúпց ɗễ ցặρ пցᴜy ɦiểɱ ở ʋùпց ɫɾời ƙɦôпց ρɦù ɦợρ ʋới cɦúпց. Điềᴜ пày cũпց ᵭúпց ʋới coп пցười. Mỗi cɦúпց ɫɑ ᵭềᴜ có ɱộɫ Ɩĩпɦ ʋực ρɦù ɦợρ ʋới ɱìпɦ. Cɦỉ ɓằпց cácɦ ɫìɱ ᵭúпց ʋị ɫɾí, ɓạп ɱới có ɫɦể ρɦáɫ ɦᴜy ɫối ᵭɑ ɫài пăпց ʋà ɫiềɱ пăпց củɑ ɓảп ɫɦâп.