10 phương pháp chăm sóc sắc đẹp dị thường nhất trong lịch sử
Đánh răng bằng nước tiểu, tắm phân và nhiều kiểu chăm sóc sức khỏe/làm đẹp khó tin khác trong lịch sử nhân loại
Từ việc thay đổi hình dạng của bàn chân đến việc đắp lên mặt các vật liệu có độc tính cao, 10 phương pháp chăm sóc sắc đẹp dưới đây chắc hẳn sẽ khiến nhiều bạn đọc phải rùng mình.
1. Tục bó chân ở Trung Quốc
Tục bó chân ở Trung Quốc gần như đã trở thành một nét truyền thống của phụ nữ đất nước này trong suốt thời phong kiến.
Tục bó chân ở Trung Quốc gần như đã trở thành một nét truyền thống của phụ nữ đất nước này trong suốt thời phong kiến.
Từng là biểu tượng của sắc đẹp và sự quyền quý, những bàn chân nhỏ xíu do bị bó chặt của phụ nữ Trung Quốc xưa được gọi bằng những cái tên mỹ miều như “gót hoa” hay “gót huệ”. Họ quan niệm rằng, việc bị bó chân sẽ khiến họ đi không vững vàng, giống như những cành sen đong đưa trong gió.
Để có được đôi “gót sen” hoàn hảo, người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái, cháu gái họ khi đứa trẻ 2 – 5 tuổi – khoảng thời gian xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện.
Để có được đôi “gót sen” hoàn hảo, người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái, cháu gái họ khi đứa trẻ 2 – 5 tuổi – khoảng thời gian xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện.
Đầu tiên, chân của các bé gái được ngâm trong nước ấm pha thảo dược và máu động vật. Sau đó, những người bó chân sẽ xoa bóp nhẹ nhàng đôi bàn chân rồi dùng lực mạnh để bẻ quặp các ngón chân xuống, ép vào lòng bàn chân. Xương vòm bàn chân bị bẻ gẫy, tiếp đến cả bàn chân được quấn lại thật chặt trong băng vải.
Băng vải sẽ được tháo ra định kỳ để rửa và xoa bóp. Tuy nhiên, những lần sau đó, chân của các cô gái sẽ càng bị bó chặt hơn.
Không những thế, người xưa còn đánh thật mạnh vào lòng bàn chân của các bé gái, làm vỡ nát các xương. Khi vải được quấn lại, cô gái còn bị buộc phải đi lại trên nền nhà để bàn chân biến dạng hơn nữa.
Sau 2 năm, bàn chân sẽ giữ nguyên hình dạng trong suốt cuộc đời sau đó. Những biến chứng thường gặp là bàn chân bị sưng, chảy mủ và thậm chí còn bị hoại tử do nhiễm trùng.
Đôi giày dành cho bàn chân bị biến dạng ở thế kỉ 18 tại Trung Quốc.
2. Tắm phân cá sấu
Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã sử dụng rất nhiều sản phẩm từ động vật cho mục đích làm đẹp. Có một niềm tin phổ biến thời kì đó rằng phân bò sát có khả năng làm chậm quá trình lão hóa. Vì vậy, phụ nữ Hy Lạp và La Mã thường sử dụng hỗn hợp bùn ấm và phân cá sấu để lấp đầy bồn tắm của họ. Sau đó, họ sẽ ngồi đó hàng giờ với hy vọng làn da của họ sẽ trở nên tươi trẻ hơn.
Có một niềm tin phổ biến vào thời xưa rằng phân bò sát có khả năng làm chậm quá trình lão hóa.
Một số người giàu có cũng đắp mặt nạ làm từ hỗn hợp phân và bùn. Vị bác sĩ Hy Lạp lỗi lạc Galen, từng nói rằng các phụ nữ quyền quý rất ưa thích loại mặt nạ làm từ phân cá sấu này. Đây chắc chắn là một trong những cách làm đẹp kì dị nhất, nhưng nó lại không gây hại cho cơ thể.
3. Tạo má lúm đồng tiền theo cách thủ công
Ai mà lại không thích má lúm đồng tiền? Chiếc má lúm đồng tiền đáng yêu là thứ rất nhiều người ao ước họ có được. Vì thế, một chiếc máy tạo lúm đồng tiền đã ra đời bởi bà Isabella Gilbert vào năm 1936 với cái tên “Máy tạo lúm đồng tiền”.
Máy tạo lúm đồng tiền thời trước.
Máy chỉ có một chỉ dẫn hết sức đơn giản: “Đeo máy năm phút trong mỗi lần sử dụng, hai hoặc ba lần mỗi ngày. Sau đó nhìn vào gương và cười. Sẽ có một dấu chấm dần xuất hiện trên mặt bạn cho đến khi nó hình thành lúm đồng tiền.”
Thiết bị bao gồm một vòng dây đai với hai nút bấm tròn được đặt ở nơi bạn muốn có lúm đồng tiền. Sau đó, các nút bấm sẽ sẽ nhấn mạnh vào má bạn cho đến khi lúm đồng tiền xuất hiện. Các bác sĩ tại Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã lên án chiếc máy này vào năm 1947, vì họ tin rằng việc sử dụng máy trong thời gian dài có thể dẫn đến ung thư.
4. Tho-Radia – Hãng mĩ phẩm Pháp cho ra đời sản phẩm làm từ chất phóng xạ
Với sự khám phá ra nguyên tố phóng xạ của bà Marie Curie và chồng là Pierre Curie năm 1898, toàn bộ cộng đồng khoa học đã đổ xô đi nghiên cứu nguyên tố này.
Không lâu sau khi chất phóng xạ được sử dụng trong y tế và thương mại, một số hãng mĩ phẩm bắt đầu đưa nó vào ngành chăm sóc sắc đẹp.
Không lâu sau khi chất phóng xạ được sử dụng trong y tế và thương mại, một số hãng mĩ phẩm bắt đầu đưa nó vào ngành chăm sóc sắc đẹp.
Nhiều công ty mỹ phẩm bắt đầu cho phóng xạ vào sản phẩm của họ với lời hứa về làn da “rạng rỡ” hơn. Năm 1933, Alexis Moussali, một dược sĩ, và Alfred Curie, một bác sĩ người Paris, Pháp, đã phát hành một loạt các sản phẩm làm đẹp từ chất phóng xạ.
Sản phẩm này còn được gọi là “Tho-Radia”, bao gồm một kem làm sạch da, kem dưỡng da, son môi và kem đánh răng. Các sản phẩm này được bán rộng rãi trên thị trường như là một phương pháp làm đẹp “khoa học”. Quảng cáo nói rằng bằng cách sử dụng các sản phẩm, da mặt có thể được tăng cường độ sáng, thậm chí còn có thể loại bỏ nếp nhăn và ngừng việc lão hoá da.
5. Nhỏ mắt bằng tinh chất chiết xuất từ cây độc để mắt trông “quyến rũ” hơn
“Belladonna” là cái tên tiếng Ý được dùng để chỉ một loại cây thuộc họ Cà, với đặc tính cực độc, được dùng để ép ra tinh chất nhỏ mắt làm đẹp của các phụ nữ xưa. Bella donna trong tiếng Ý còn có nghĩa là “người phụ nữ xinh đẹp”. Việc sử dụng tinh chất của loại cây này sẽ khiến đồng tử mắt co lại và “quyến rũ hơn”, nhưng nếu dùng lâu, phương pháp này có thể dẫn đến mù loà vĩnh viễn.
Nếu dùng lâu, loài cây “Belladonna” này có thể khiến người sử dụng bị mù loà vĩnh viễn.
6. Kem đánh răng làm từ nước tiểu
Từ thời xa xưa, người La Mã đã nghĩ ra một giải pháp hoàn toàn hữu cơ để vệ sinh răng miệng. Đó chính là dùng nước tiểu.
Người La Mã chăm sóc rằng miệng hàng ngày bằng cách sử dụng kem đánh răng địa phương, với thành phần chính là…nước tiểu con người. Những người La Mã giàu có thời đó sẵn sàng trả rất nhiều tiền để có được loại kem đánh răng siêu kì dị này.
Nước tiểu dùng trong việc sản xuất kem phải được nhập từ Bồ Đào Nha, bởi lẽ người ta tin rằng nước tiểu người Bồ Đào Nha có hiệu quả làm trắng hơn hẳn nước tiểu La Mã. Nước tiểu Bồ Đào Nha cũng đã được dùng làm nước súc miệng vào thế kỷ 18.
Khi đế chế La Mã sụp đổ, phương pháp vệ sinh răng miệng của họ cũng đã biến mất.
Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng cách làm này không hoàn toàn là điều ngớ ngẩn. Khoa học đã chứng minh được rằng, nước tiểu có chứa amoniac là một chất làm sạch tuyệt vời. Ngay cả kem đánh răng và nước súc miệng hiện đại của chúng ta cũng có chứa amoniac để làm tăng hiệu quả làm trắng răng.
7. Miếng dán làm đẹp
Vào thế kỷ 18, các miếng dán làm đẹp thực sự rất thịnh hành. Chúng được sử dụng để che lên các vết mụn hoặc nhược điểm trên da.
Các miếng dán làm đẹp được sử dụng để che lên các vết mụn hoặc nhược điểm trên da.
Bệnh đậu mùa hoành hành trong thế kỷ 18 đã chịu trách nhiệm chính cho sự xuất hiện của các miếng dán này. Có rất ít người sống sót sau bệnh dịch thủy đậu, nhưng đối với những người sống sót, họ phải mang trên mình vô số các vết sẹo.
Các miếng dán này được dùng để che đi những vết sẹo đó. Các miếng dán làm đẹp đầu tiên được làm từ các loại vải đắt tiền như lụa hoặc nhung. Sau đó chúng được phủ một chất kết dính để có thể dính vào da của con người. Nó có hàng loạt các hình dạng trang trí khác nhau như hình tròn, trái tim, hình tam giác, ngôi sao, vv,…
Sau này, các miếng dán làm đẹp lại trở thành một mặt hàng mỹ phẩm. Mọi người bắt đầu trang trí lên mình những miếng dán này mặc dù họ không có nhược điểm hay vết mụn nào cần che. Theo Bảo tàng Sông Pitt, “Phụ nữ dán chúng trên mặt, cổ và ngực như một biểu tượng: miếng dán trên môi có nghĩa là sự duyên dáng, trên trán có nghĩa là sự hùng vĩ, và miếng dán ở góc mắt thể hiện sự đam mê.”
8. Dùng bút xanh hoặc tím để vẽ các mạch máu trên cơ thể
Vào cuối những năm 1800, khái niệm “đẹp” được xác định bởi kiểu tóc được chải chuốt gọn gàng, chiếc cổ dài, thân hình cao và mảnh mai với ngực và hông đầy đặn. Tất cả các đặc điểm này phải được tô điểm hơn với bộ quần áo bó chặt.
Và để tạo cảm giác về một làn da trắng sáng hơn, ngay cả dưới ánh sáng màu vàng, phụ nữ thời đó thường sử dụng bút chì màu xanh hoặc tím để vẽ tĩnh mạch của họ ở tất cả các nơi mà da họ có thể nhìn thấy được, chủ yếu là ở vùng cổ và ngực. Cách làm này vô cùng phổ biến trong các tầng lớp cao quý và những người phụ nữ giàu có.
Và để tạo cảm giác về một làn da trắng sáng hơn, ngay cả dưới ánh sáng màu vàng, phụ nữ thời đó thường sử dụng bút chì màu xanh hoặc tím để vẽ tĩnh mạch của họ ở tất cả các nơi mà da họ có thể nhìn thấy được, chủ yếu là ở vùng cổ và ngực.
9. Son môi làm từ côn trùng độc
Môi được coi là một trong những phần gợi cảm nhất trên cơ thể phụ nữ. Một người phụ nữ sử dụng son môi màu đỏ luôn nổi bật trong đám đông và khiến cánh đàn ông phải ngước nhìn.
Những người Ai Cập đã tạo ra một loại son môi màu đỏ tươi theo cách vô cùng đặc biệt. Nữ hoàng Cleopatra đã dùng cách nghiền những con bọ độc để tạo nên màu son này.
Nữ hoàng Cleopatra đã dùng cách nghiền những con bọ độc để tạo nên màu son này.
Việc tạo ra màu son này là không hề dễ dàng vì nó đòi hỏi khoảng 70.000 bọ cánh cứng chỉ để tạo ra nửa cân son đỏ.
10. Làm trắng da bằng chất “Venetian Ceruse” được chế tạo từ chì có độc tính cao
Làm trắng da là một trong những cách làm đẹp nổi bật nhất hiện nay. Và xu hướng này không phải là một điều gì đó mới mẻ. Một làn da trắng đã được gắn liền với vẻ đẹp từ thời xa xưa. Làn da trắng là biểu tượng của sự hoàn hảo, vì thế phụ nữ từ thời xa xưa đã có những biện pháp vô cùng kì quái để có được làn da trắng sáng đó.
Phụ nữ trong thế kỷ 16 thường sử dụng một sản phẩm làm trắng da được gọi là “Venetian Ceruse”. Đây cũng được coi là sản phẩm tốt nhất thời bấy giờ.
Phụ nữ trong thế kỷ 16 thường sử dụng một sản phẩm làm trắng da được gọi là “Venetian Ceruse”.
Nếu nó thực sự tốt như vậy, thì tại sao tới giờ không còn ai sử dụng nó nữa? Đó chính là do sản phẩm này được làm từ chì với độc tính cao. Chì màu trắng được sử dụng trong sản phẩm là nguyên nhân gây ngộ độc chì ở nhiều phụ nữ. Nó cũng dẫn đến tổn thương da và thậm chí tử vong nếu sử dụng trong một thời gian dài.
Sản phẩm này được biết đến như thủ phạm gây ra cái chết của nữ Bá tước Anh Maria Coventry vào năm 1760. Nữ bá tước thường xuyên sử dụng Venetian Ceruse, dẫn đến cái chết của bà năm 27 tuổi vì nhiễm độc chì.
Theo UNB
Từ vựng giao tiếp tiếng Nhật ngành xây dựng
Ngôn ngữ giao tiếp là vô cùng quan trọng khi bạn bước chân sang Nhật Bản dù là đi chơi, du học hay đi xuất khẩu lao động. Đối với ngành xây dựng cũng vậy, nếu người lao động sang Nhật làm việc không biết được những từ vựng giao tiếp, các mẫu câu giao tiếp cơ bản thì sé khó khăn trong hòa nhập cuộc sống và làm quen với công việc. Dưới đây mình sẽ chia sẻ với bạn một số từ vựng tiếng Nhật ngành xây dựng và 1 số mẫu câu giao tiếp cơ bản thường dùng ngày ngày.